Nhiệt miệng ở lưỡi là căn bệnh lành tính, có thể tự khỏi nhưng gây cảm giác khó chịu, khiến ai cũng muốn có phương pháp hiệu quả trị khỏi nhanh chóng.
Nhiệt miệng ở lưỡi là gì?
Nhiệt miệng ở lưỡi là những vết loét có màu trắng sữa và viền đỏ xung quanh, xuất hiện ở niêm mạc lưỡi. Thông thường, sau 1-2 tuần thì nhiệt miệng ở lưỡi sẽ tự khỏi, nhưng trong quá trình đó sẽ làm cho việc ăn uống và nói chuyện trở nên khó khăn. Ngoài ra, bị nhiệt miệng ở lưỡi cũng gây ra các triệu chứng khác như bị khô miệng, khát nước liên tục, tê và ngứa ở lưỡi, giảm vị giác,… Trong một số trường hợp bị nhiệt miệng ở lưỡi nặng, bệnh nhân có thể bị sưng viêm kéo dài và bội nhiễm, cần đến gặp bác sĩ để được điều trị bằng thuốc kháng sinh.
Nguyên nhân nào gây ra nhiệt miệng ở lưỡi?
Bị nhiệt miệng ở lưỡi không phải là bệnh hiếm gặp trong cuộc sống hằng ngày. Dưới đây là 8 nguyên nhân thường gặp nhất gây ra nhiệt miệng ở lưỡi:
-
Cắn vào lưỡi
Trong khi ăn nhai hoặc nói chuyện, đôi khi chúng ta cũng có thể vô tình cắn vào lưỡi gây ra vết thương. Khi này, các vi khuẩn, nấm, virus,… trong khoang miệng sẽ tấn công vào chỗ vết thương bị hở, gây ra nhiệt miệng ở lưỡi.
-
Lưỡi bị tổn thương
Bị nhiệt miệng ở lưỡi cũng có thể do bỏng miệng khi ăn uống, do bị khí cụ niềng răng tác động,… gây ra.
-
Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ
Theo nhiều nghiên cứu, trong miệng có cả các vi khuẩn có hại và vi khuẩn có lợi cùng phát triển. Việc vệ sinh răng miệng không sạch sẽ tạo điều kiện cho hại khuẩn phát triển nhiều hơn, gây ra viêm nhiễm ở lưỡi.
-
Thiếu vitamin
Cần biết rằng việc thiếu hụt vitamin B và C sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch trong miệng, tạo cơ hội cho các vi khuẩn, nấm,… tấn công và làm chúng ta bị nhiệt miệng ở lưỡi. Bên cạnh đó, nhiệt miệng ở lưỡi sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn khi cơ thể bị thiếu sắt và vitamin B12.
-
Thay đổi nội tiết tố
Trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc mang thai ở nữ giới, hormone trong cơ thể sẽ thay đổi. làm lưỡi dễ bị tấn công bởi các virus, vi khuẩn gây nhiệt miệng ở lưỡi do hệ miễn dịch cỏa khoang miệng đang suy giảm.
-
Có bệnh lý về dạ dày, gan, tiểu đường
Nếu bạn đang mắc các bệnh về gan, dạ dày, bị tiểu đường,…, bạn cũng sẽ có nguy cơ bị nhiệt miệng ở lưỡi cao hơn bình thường.
-
Hút thuốc lá
Song song với các bệnh như sâu răng, ố vàng răng, hôi miệng,… thì việc hút thuốc lá cũng dễ dẫn đến việc lưỡi bị lở loét.
-
Bị stress kéo dài
Hệ miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động kém khi bạn bị căng thẳng kéo dài. Điều này cũng làm tăng nguy cơ gây nên nhiệt miệng ở lưỡi.
Cách trị nhiệt miệng ở lưỡi hiệu quả tại nhà
Nhiệt miệng ở lưỡi có thể tự khỏi sau 1-2 tuần nhưng trong khoảng thời gian này bạn sẽ luôn cảm thấy khó chịu và mong muốn hết nhiệt miệng càng nhanh càng tốt. My Auris gợi ý cho bạn 10 cách trị nhiệt miệng ở lưỡi hiệu quả nhất:
Dùng gel trị nhiệt miệng ở lưỡi
Đây là cách điều trị thường được nhiều người nghĩ đến nhất trong thời buổi hiện đại như ngày nay. Bạn có thể sử dụng các gel trị nhiệt miệng ở lưỡi để rút ngắn thời gian hồi phục, nhưng nên lưu ý kỹ khi sử dụng cho trẻ em.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Khi bị nhiệt miệng ở lưỡi cần đánh răng sạch sẽ và kĩ càng hơn thường ngày để vết loét ở lưỡi nhanh chóng khỏi.
Súc miệng
Để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, việc súc miệng là cách trị nhiệt miệng ở lưỡi nên làm để làm khô vết loét, giảm đau và sưng. Bạn có thể súc miệng bằng:
- Nước muối sinh lý với tỉ lệ 5g muối/300ml nước ấm.
- Dung dịch súc miệng nha khoa.
- Dùng nước ép nha đam pha với 1 thìa cà phế muối và 250ml nước ấm để làm dung dịch súc miệng.
Sử dụng dầu dừa
Dầu dừa vừa giúp vết thương nhanh chóng lành, vừa giúp kháng viêm và giảm đau tốt. Vì thế, bạn có thể bôi thoa trực tiếp dầu dừa vào vết nhiệt miệng ở lưỡi từ 3-5 lần/ngày.
Sử dụng cam thảo
Cảm thảo có chứa thành phần chính là Glycyrrhizin nên có tính kháng viêm cực mạnh, giảm sưng đau. Cách trị nhiệt miệng ở lưỡi với cam thảo là dùng tinh dầu cam thảo bôi trực tiếp 2-3 lần/ngày, ngậm trực tiếp miếng cam thảo hoặc uống trà cam thảo.
Sử dụng đinh hương
Cách trị nhiệt miệng ở lưỡi khác là sử dụng đinh hương – loại cây có chứa hợp chất eugenol có tác dụng gây tê, giúp giảm đau nhanh chóng. Bạn có thể thoa dầu đinh hương 1-2 lần/ngày hoặc nhai vài mẩu đinh hương để loại bỏ nhiệt miệng ở lưỡi sau vài ngày.
Sử dụng bã chè khô
Sau mỗi lần uống trà, bạn nên giữ lại bã chè và phơi khô, sau đó đắp lên vết nhiệt miệng ở lưỡi để giảm đau và sưng tấy nhờ chất tanin có trong chè.
Sử dụng mật ong
Mật ong đã được chứng minh là có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, chống nhiễm trùng thứ cấp, không bị sưng đỏ và bỏng rát. Với cách trị nhiệt miệng ở lưỡi này, mật ong có thể được bôi trực tiếp 4 lần/ngày; uống trà nóng mật ong mỗi ngày; dùng mật ong với nghệ đắp lên 2-3 lần/ngày.
Sử dụng sữa chua
Men vi sinh sống như lactobacillus có trong sữa chua có tác dụng lợi khuẩn rất tốt. Đối với các trường hợp bị nhiệt miệng ở lưỡi do bệnh về dạ dày, có vi khuẩn HP, bạn nên ăn sữa chua mỗi ngày để có thể nhanh chóng tiêu diệt vi khuẩn HP.

Bổ sung vitamin và chất sắt
Bạn nên bổ sung vitamin B12 với lượng cần thiết là 1mg/ngày và liên tục trong vòng 6 tháng. Ngoài ra, việc bổ sung chất sắt cũng cần thiết vì thiếu sắt cũng bị nhiệt miệng ở lưỡi.
Trên đây Nha khoa My Auris đã cung cấp đến bạn rất nhiều thông tin về bệnh nhiệt miệng ở lưỡi này. Với 10 cách trị nhiệt miệng ở lưỡi, bạn có thể lựa chọn ra phương pháp thích hợp và thuận tiện nhất cho bản thân. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về bệnh nhiệt miệng ở lưỡi hoặc bị nhiệt miệng ở lưỡi trong thời gian dài, bạn hãy đến ngay bệnh viện hoặc phòng khám để được bác sĩ tư vấn kĩ hơn và điều trị.