Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, do tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc tế bào giảm nhạy cảm với insulin tiết ra. Chính vì thế, glucose trong máu không được hấp thụ vào các tế bào của cơ thể. Làm ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác như tim, thận , thần kinh,…Vậy bệnh đái tháo đường có nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào? Cùng My Auris tìm hiểu bệnh đái tháo đường này nhé!
1. Bệnh đái tháo đường là gì?
Nguyên nhân xuất hiện bệnh đái tháo đường do rất nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó phải kể đến các loại bệnh phổ biến như đái tháo đường sơ sinh hoặc đái tháo đường do sử dụng thuốc và hóa chất như sử dụng glucocorticoid, điều trị HIV/ AIDS hoặc sau khi cấy ghép mô…
Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, khiến glucose về tiết chất insulin trong cơ thể. Bên cạnh đó, việc tăng Glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây nhiều tổn thương ở cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.
Các loại bệnh tháo đường thường gặp:
- Đái tháo đường type 1: do phá hủy tế bào beta tụy và dẫn đến thiếu insulin.
- Đái tháo đường type 2: giảm chức năng của tế bào beta tụy tiến triển trên nền đề kháng insulin.
2. Bệnh đái tháo đường type 1
Bệnh đái tháo đường type 1 (hay còn gọi là tiểu đường type 1) là sự thiếu hụt insulin do sự phá hủy tế bào beta của đảo tụy và phải sử dụng nguồn insulin từ bên ngoài đưa vào cơ thể.
Tuy nhiên, hiện nay bác sĩ vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác đến cơ thể và cũng có thể do tự tấn công tuyến tụy có thể do di truyền và môi trường. Bên cạnh đó, còn ảnh hưởng đến lối sống mà dẫn đến tình trạng đến bệnh tiểu đường type 1.
Để kiểm tra mức độ nặng nhẹ thông qua hình thức xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên và trong lúc đói. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể xét nghiệm thông qua máu để kiểm tra các tự kháng thể thường gặp trong bệnh tiểu đường type 1. Thêm vào đó, bạn cần phải điều trị bệnh như sau:
- Sử dụng insulin
- Carbohydrate, chất béo và protein
- Theo dõi lượng đường trong máu thường máu
- Sử dụng thực phẩm lành mạnh
- Tập thể dục thường xuyên và duy trì cân nặng khỏe mạnh.
Để giữ cho cơ thể lượng đường ở mức gần bình thường càng tốt để trì hoãn hoặc ngăn ngừa các biến chứng. Vì thế, bạn cần giữ lượng đường trong máu ban ngày trước bữa ăn khoảng 80 đến 130 mg /dL (4,44 đến 7,2 mmol/L) và lượng đường không cao hơn 180 mg/ dL (10mmol/L) sau hai giờ khi ăn.
3. Bệnh đái tháo đường type 2
Trong bệnh ĐTĐ, tuyến tụy có thể sản sinh ra đủ insulin. Tuy nhiên, các tế bào này trở nên kháng với insulin và có thể hoạt động không hiệu quả. Dấu hiệu ban đầu của bệnh này là mệt mỏi, khát nước và đi đái tháo nhiều. Ngoài ra còn có các triệu chứng có thể bao gồm như giảm cân đột ngột, vết thương lâu lành, nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh viêm nướu răng, hoặc thị lực mờ. Tuy nhiên, bạn có thể phát hiện bệnh thông qua việc bạn đi khám vì bệnh khác.
Những người có nguyên cơ bệnh ĐTĐ cao:
- Bị béo phì (trên 20% cân nặng cơ thể lý tưởng)
- Có chu vi vòng eo cao
- Yếu tố di truyền
- Phụ nữ sinh con có cân nặng hơn 4kg
- Có tiền sử huyết áp cao ( 140/90 mmHg trở lên)
- Rối loạn dung nạp glucose.
Bệnh ĐTĐ không phải là một bệnh lây nhiễm nhưng gia tăng với số lượng rất lớn bởi bị ảnh hưởng đến lối sống gắn liền với tốc độ phát triển ngày nay và những thông tin thiếu sót của người dân.
4. Bệnh đái tháo đường có nguy hiểm không?
Theo thống kế số liệu gần đây, có gần 4 triệu người Việt Nam bị ĐTĐ, và toàn thế giới có trên 400 triệu người bị ĐTĐ. Tuy nhiên, có tới một nửa số bệnh nhân không biết mình bị bệnh và tỷ lệ đái tháo đường đang tiếp tục gia tăng do tỷ lệ mắc béo phì tăng lên, dân số già, cuộc sống thành thị và giảm vận động thể lực.
Vậy bệnh đái tháo đường có nguy hiểm không? – Có và để lại nhiều biến chứng. Chính vì vậy, việc điều trị kịp thời giúp bạn kiểm soát bệnh tình tối hơn. Những biến chứng có thể xảy ra và ảnh hưởng trực tiếp đến cơ quan khác:
- Về tim mạch và mạch máu: Gây đến tình trạng tử vọng như bệnh động mạch vành
( dẫn đến nhồi máu cơ tim) và đột quỵ do huyết áp cao, cholesterol cao, glucose máu cao và các yếu tố nguy cơ khác góp phần làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch.
- Về thận: Do tổn thương các mạch máu ở thận dẫn đến thận hoạt động kém hiệu quả hoặc suy thận. Vì vậy việc duy trì glucose máu và huyết áp bình thường có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh thận.
- Đến tác động dây thần kinh: Các khu vực ảnh hưởng nhiều là các chi, đặc biệt là bàn chân làm tổn thương đến dây thần kinh. Khu vực này gọi là bệnh lý thần kinh ngoại biên có thể dẫn đến đau, ngứa ra hoặc thậm chí mất cảm giác.
- Ảnh hưởng đến thị lực: Hầu hết người mắc bệnh ĐTĐ sẽ phát triển một số loại bệnh về mắt, bệnh võng mạc làm giảm thị lực hoặc mù lòa . Vì vậy, bạn cần phải kiểm tra mắt thường xuyên và kiểm soát để giữ mức glucose và lipid bình thường hoặc gần bình thường.
Để tránh những biến chứng nguy hiểm, bạn nên thăm khám sức khỏe tổng quát. Đặc biệt kiểm tra tình trạng đái tháo đường, phân loại chính xác type tiểu đường, đồng thời xây dựng chế độ dinh dưỡng và theo dõi giảm thiểu các nguy cơ và biến chứng do tiểu đường gây ra.
5. Các chỉ số đo bệnh đái tháo đường
5.1. Chỉ số Glucose của người bình thường
Thông thường các chuyên gia thường đo chỉ số lượng đường trong đường máu bằng chỉ số Glucose. Là nguồn năng lượng chính để nuôi cho cơ thể, và được chuyển hóa từ các loại thực phẩm mà chúng ta cung cấp mỗi ngày. Trong máu của con người luôn đảm bảo việc cung cấp Glucose nhất định cho các hoạt động thường ngày:
- Thời điểm trước khi ăn có chỉ số từ 90 – 130 mg/dL ( tương đương 5 – 7,2 mmol/l)
- Sau 1 -2 tiếng khi ăn có chỉ số dưới 180 mg/ml (tức là 10mmol /l)
- Trước khi đi ngủ chỉ số từ 100 – 150 mg/l (tức 6 – 8,3 mmol/l)
Đo chỉ số Glucose ở những khoảng thời gian này và đối chiếu chỉ số sao cho phù hợp để biết mình có mắc bệnh tiểu đường không.
5.2. Chỉ số Glucose trong máu dành cho người tiểu đường?
Với bệnh nhân bệnh đái tháo đường và có chỉ có Glucose như sau:
- Đo chỉ số Glucose trong lúc đói (thường khoảng 8 tiếng chưa ăn) sẽ có chỉ số 126 mg/ml trở lên thì có dấu hiệu bị tiểu đường. Bên cạnh đó, ta có thể đo chỉ số Glucose lần thứ 2 để có kết quả chính xác hơn vì chỉ số này có những dao động lên xuống không đồng nhất.
- Nếu mức Glucose trong lúc đói khoảng 110 đến 126 mg/ml thì đang nằm trong giai đoạn bị rối loạn đường huyết lúc đói. Còn có cách gọi khác là giai đoạn tiền tiểu đường. Vì vậy, nếu bạn trong đang khoảng chỉ số này bạn cần có lộ trình điều trị phù hợp, tránh để tình trạng bệnh phát triển nặng hơn rồi mới bắt đầu điều trị.
Tuy vậy, nếu bạn bị tiểu đường hay rối loạn đường huyết lúc đói thì người bệnh cũng không quá lo lắng. Với chế độ ăn ít tinh bột, giữ cân bằng ở mức hợp lý, sống lạc quan và duy trì hoạt động thể dục thể thao đều đặn. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể, phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Hy vọng bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin về nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường (tiểu đường) và chỉ số Glucose. Từ đó, bạn có thể xem tình trạng sức khỏe có tốt không. Nếu không, bạn sẽ có phương pháp điều trị kịp thời và đỡ tốn chi phí.