25.6 C
Ho Chi Minh City
Thứ Hai, Tháng Mười 14, 2024
spot_img

Bệnh gút có ăn được thịt vịt không?

Bệnh gút có ăn được thịt vịt là luôn được nhiều người quan tâm về chế độ ăn uống hằng ngày trong bữa ăn gia đình. Đặc biệt hạn chế những loại thịt có nhiều đạm để tránh gây ảnh hưởng đến bệnh gout? Vậy bệnh gút có ăn được thịt vịt không, cùng Kiến Thức Răng Sứ tìm hiểu về chế độ ăn uống này nhé!

bệnh gút có ăn được thịt vịt không

1. Bệnh gút có được ăn thịt vịt không?

Bệnh gút là tình trạng dư nhiều đạm trong cơ thể gây đau nhức ở các khớp xương và do acid uric tích tụ lâu ngày. Song, một chế độ ăn uống không phù hợp sẽ dẫn đến một trong những yếu tố dẫn đến nguy cơ phổ biến nhất có thể dẫn đến bệnh gout.

Vậy acid uric là gì?  – Là sản phẩm thoái hóa nhân purin của các acid nucleic bi phân hủy có trong một số loại thực phẩm như nội tạng động vật, hải sản, bia, rượu,…Nên khi sử dụng quá giới hạn sẽ làm tích tụ tại các khớp gây ra tình trạng viêm, sưng đau các khớp dữ dội.

Vì vậy, đối với việc sử dụng thực đơn có thịt vịt trong thực đơn. Với 100 gam thịt vịt tương ứng với 128 – 138mg. Trong khi đó, chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo cho người bệnh gút với hàm lượng purin chỉ được sử dụng tối đa 135 – 150mg trên 100g. Do đó, với hàm lượng purin có trong thịt vịt tương đối cao. Nên người bệnh không nên hoặc hạn chế tiêu thụ thịt vịt khoảng 40 – 60 gam cho mỗi bữa ăn trên một tuần. Bên cạnh đó, đối với người bệnh gout mạn tính hoặc có triệu chứng gout cấp nghiêm trọng nên tránh tiêu thụ thịt vịt.

2. Hàm lượng sử dụng thịt vịt trong bữa ăn dành cho người bệnh gút

BENH GUT
Hàm lương purin có trong thịt vịt là bao nhiêu?

Nếu người bệnh gút yêu thích thịt và có thể sử dụng với số lượng vừa đủ và cách chế biến phù hợp. Vì hàm lượng purin cao trong thịt vịt. Vì vậy, khi sử dụng thịt vịt người bệnh nên lưu ý một số vấn đề như:

2.1. Bộ phận sử dụng 

Đối với người bệnh gout theo khuyến cáo nên duy trì chất béo hằng ngày khoảng 30% hoặc ít hơn. Đặc biệt thịt vịt và các loại thịt gia cầm có hàm lượng chất béo cao, đặc biệt là ở phần da.

Tuy nhiên, khi sử dụng thịt vịt người bệnh nên dùng loại thịt nạc, không da hoặc các phần thịt trắng không có mỡ. Bên cạnh đó, bạn hạn chế sử dụng thịt ở các bộ phận như cánh, đùi vì các bộ phận chứa nhiều chất báo, purin và có thể làm tăng nồng độ acid uric trong máu. 

2.2. Liều lượng sử dụng 

Thịt vịt được phân vào nhóm có hàm lượng purin cao, do đó người bệnh chỉ sử dụng thịt vịt khoảng 40 – 60 gam cho mỗi bữa ăn. Tuy nhiên, người bệnh không được tiêu thụ thịt vịt quá 100 gram mỗi tuần.

2.3. Công thức chế biến thịt vịt

Để đảm bảo chất dinh dưỡng cần thiết khi chế biến thịt vịt, người bệnh nên hấp, luộc hoặc nướng. Tuy nhiên, người bệnh vẫn hạn chế các thực phẩm có nhiều dầu mỡ như chiên, rán,… Điều này có thể làm tăng acid uric máu và khiến tình trạng bệnh gout ngày càng nghiêm trọng hơn.

Song, bạn có thể kết hợp các loại rau củ và thảo mộc để tăng hương vị cho món ăn. Đặc biệt, tăng cường sức khỏe, chất xơ cần thiết cho cơ thể.

3. Lưu ý khi sử dụng các loại vịt cho người bệnh gout 

Một số thịt phù hợp với người bệnh gout và có thể sử dụng với số lượng phù hợp để tránh mất đạm:

  • Thịt gà (trừ ức gà): so với thịt vịt , thịt gà có hàm lượng purin thấp và ít nguy cơ đối với người bệnh gút. Tuy nhiên, khi sử dụng thịt gà bạn nên sử dụng phần ức gà để tránh hàm lượng purin cao.
  • Thịt vịt: vì thịt vịt có tính hàn vừa không phù hợp cho người phẫu thuật và người bị bệnh gút vì có hàm lượng purin cao nên dễ ảnh hưởng đến tình trạng tái phát hoặc thậm chí nặng hơn so với thời gian đầu phát bệnh.

Bên cạnh đó với chế độ ăn uống hằng ngày, đối với người bị bệnh gút cần cung cấp đủ nước cho cơ thể và hạn chế những thức uống có cồn như bia, rượu,.. để đạt hiệu quả cao trong quá trình điều trị.

4. Lối sống lành mạnh để phòng ngừa bệnh gút

benh gut
Chế độ lối sống lành mạnh ngăn ngừa bệnh gút

Ngoài việc cân bằng chế độ ăn vào thực đơn mỗi ngày, thì việc thiết lập lối sống lành mạnh cũng là phương pháp điều trị bệnh gút hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ hình thành các cơn gút gấp và cũng như phát sinh các biến chứng liên quan.

4.1. Duy trì cân nặng khỏe mạnh 

Để đặt được trọng lượng hợp lý giúp phòng tránh các đợt viêm cấp của bệnh gút tái phát mà còn hạn chế được tổn thương, giảm tải áp lực tác động lên bộ phận đặc biệt là khớp gối, khớp háng.

Tuy nhiên, bên cạnh đó một số người bị bệnh gút cộng thêm với tâm trạng lo lắng có nguy cơ cân nặng bị giảm đột ngột và ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh. Vì vậy, khi có dấu hiệu bệnh người bệnh hãy bình tĩnh và kết hợp với chế độ ăn lành mạnh khoa học, tập thể dục đều đặn để có một sức khỏe tốt.

4.2. Rèn luyện thể chất

Tập thể dục hằng ngày làm hạn chế nguy cơ tái phát các cơn gút gấp và ngăn ngừa hiệu quả các biến chứng liên quan của bệnh gút. 

Bạn chọn bộ môn thể thao yêu thích như: đi bộ, bơi lội, xe đạp,.. Bên cạnh đó, tùy theo thể trạng của từng người mà các chuyên gia có thể đề xuất thêm một số hình thwucs vận động phù hợp. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ về phương pháp tập luyện của bản thân là cần thiết. 

4.3. Uống nhiều nước 

Thói quen uống nhiều nước trong ngày không chỉ giúp duy trì sức khỏe mà hỗ trợ quá trình đào thải axit uric ra khỏi cơ thể. Các chuyên gia thường dựa vào độ tuổi, cân bằng, giới tính của từng đối tượng để ước tính trung bình một người cần uống bao nhiêu lít nước mỗi ngày là cung cấp đủ cho cơ thể.

Thêm vào đó, một lối sống lành mạnh bạn cần phải phải học lắng nghe cơ thể mình. Bạn hãy dành vài phút để quan sát có bất kỳ biểu hiện đau nhức, sưng đỏ ở các khớp hoặc đau nhức khi uống nhiều rượu bia hay không. Nếu có, bạn hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và có phương pháp điều trị kịp thời.

Hy vọng bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin về bệnh gút ăn thịt như thế nào đúng cách để không bị đau nhức hay chế độ ăn uống khoa học để điều trị bệnh. Vì vậy, hãy cân bằng chế độ ăn uống thì việc điều trị bệnh gút sẽ đạt hiệu quả cao.

Kim Dung

Có thể bạn quan tâm

Social

0FansLike
3,912FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
- Advertisement -spot_img

Bài viết phổ biến