Ung thư vú là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm và thường xuất hiện ở các phụ nữ chị em. Ngày nay, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư vú trên thế giới ngày càng cao. Vậy dấu hiệu ung thư vú là gì? Các triệu chứng cần lưu ý để chữa trị kịp thời. Cùng tham khảo bài viết dưới đây về bệnh ung thư vú và phương pháp phòng tránh bệnh:
1. Ung thư vú là gì?

Ung thư vú là bệnh lý u lành tính hoặc ác tính được hình thành từ mô tuyến vú. Các tế bào ung thư có thể phát triển lan rộng ra toàn bộ vú và di căn sang các bộ phận khác trên cơ thể. Đặc biệt, đây là ung thư thường gặp ở nữ giới.
Loại ung thư thường gặp nhất là ung thư ống tuyến vú xuất phát từ tế bào của ống tuyến. Ngoài ra, còn một dạng ung thư chính là ung thư vú dạng viêm thường có biểu hiện sưng, nóng và đỏ.
Bên cạnh đó để kiểm tra sức khỏe của bạn, bạn cũng nên lắng nghe cơ thể của mình có điều gì bất ổn không và dấu hiệu bất thường của cơ thể. Vì thế, bạn phải nhanh chóng đi khám tổng quát để kiểm tra sức khỏe nhé
2. Các biểu hiện của ung thư vú thường gặp nhất

Nếu bạn có một những dấu hiệu dưới đây, bạn cần đến bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời
2.1. Vùng ngực bị đỏ
Ung thư vú có thể làm da chuyển sang màu đỏ, tím hoặc màu hơi xanh. Đây cũng là trường hợp có thể gặp phải dấu hiệu của ung thư vú dạng viêm. Và là một trong những dạng ung thư hiếm gặp và có xu hướng phát triển nhanh như sưng, đỏ.
Đối với tình trạng nhiễm trùng, vú cũng có thể bị đỏ lên. Các dấu hiệu của nhiễm trùng vú thường gặp xảy ra đột ngột, sưng đau, đỏ kèm theo sốt.
2.2. Thay đổi hình dạng vú và núm vú
Khi có dấu hiệu gây ra các triệu chứng núm vú teo và co rút xuống hoặc thay đổi kích thước. Bên cạnh đó bạn có thể bị sưng phù toàn bộ hoặc một phần vú và bị kéo căng.
Đặc biệt khi có dấu hiệu hai bên ngực không cân xứng, và kích thước có thể thay đổi theo độ tuổi, mang thai.. bạn cần nên thăm khám bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường.
2.3. Nổi u cục ở tuyến vú
Bạn có thể kiểm tra bằng cách sờ thấy “khối u” ở tuyến vú của mình. Tuy vậy, bạn cần thăm khám để được phát hiện kịp thời và siêu âm vú khi có dấu hiệu nghi ngờ.
2.4. Đau tức ngực
Triệu chứng đau tức ngực, cương tức tuyến vú trong thai kỳ và những ngày hành kinh là biểu hiện bình thường. Tuy nhiên, nếu triệu chứng này xuất hiện nhiều ngày và dấu hiệu đau tăng dần thì bạn nên đi khám, siêu âm và chụp phim cộng hưởng ở ngực để kiểm tra tuyến vú của mình.
3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ung thư vú
Trong cơ thể con người, ai cũng mang tế bào ung thư và mức độ ảnh hưởng dựa vào độ tuổi mà có người không may mắc bệnh hoặc không. Vì vậy, sự phát triển của ung thư vú có thể do những yếu tố quan trọng phải kể đến như:
- Do gen di truyền: Nếu trong gia đình có mẹ hoặc bà, anh chị em mắc bệnh này thì bạn cũng nên đi bệnh viện kiểm tra, bởi bệnh viện có thể di truyền trong các thành viên trong gia đình.
- Kinh nguyệt sớm hay mãn kinh muộn có thể là nguyên nhân gây ra bệnh.
- Những người có tiền sử các bệnh liên quan đến vú như xơ nang tuyến vú,..
- Môi trường bị ô nhiễm, độc hại cũng tạo điều kiện cho ung thư vú phát triển.
- Lười vận động, không bổ sung đủ vitamin, sử dụng các chất kích thích như hút thuốc lá, bia có nguy cơ bị ung thư vú cao.
4. Phương pháp điều trị ung thư vú

4.1. Hình thức phẫu thuật
Đối với khối u nhỏ và lành tính, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật để cắt bỏ hoàn toàn tuyến vú. Các bác sĩ phẫu thuật sẽ thực hiện nạo hạch sinh thiết nhằm phân tích tế bào đã di căn chưa. Trong một số trường hợp, bác sĩ phải bắt buộc cắt bỏ tuyến vú nếu bệnh nhân có tiền sử trong gia đình người mắc bệnh ung thư vú hoặc mang gen đột biến.
4.2. Hình thức xạ trị
Phương pháp này sử dụng các chùm tia năng lượng có bức xạ cao như tia X và proton nhằm mục đích diệt tế bào ung thư. Các chùm tia này dùng để chiếu xạ chiếu bên ngoài nhằm đảm bảo các tế bào ung thư đã được tiêu diệt hết.
4.3. Hình thức hóa trị
Hóa trị thường được chỉ định khi tế bào ung thư đã di căn (lan rộng ra các bộ phận cơ thể). Mục đích việc liệu pháp hóa trị là nhằm thu gọn khối u bướu lớn để hỗ trợ loại bỏ khối u trong quá trình phẫu thuật. Phương pháp này thường sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Đối tượng áp dụng là những người có nguy cơ cao tái phát và lan rộng sang các bộ phận khác của cơ thể.
5. Các phương pháp phòng ngừa bệnh ung thư vú
Để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, chị em có thể thiết lập chế độ ăn uống và khoa học. Đặc biệt khám ngực định kỳ với các biện pháp phòng tránh sau:
- Ăn nhiều rau củ quả: Những loại rau họ cải như bắp cải, bông cải xanh, cải xoăn…có khả năng giảm 20 – 40% tỷ lệ mắc ung thư vú vì các loại rau cải rất giàu Glucosinolate. Vì hoạt chất này có khả năng ức chế sự gia tăng tế bào và ngăn ngừa sự hình thành khối u ở vú.
- Hạn chế sử dụng một số chất béo: như bánh ngọt, bánh pizza, xúc xích,.. chứa nhiều chất béo không tốt cho sức khỏe và làm tăng nguy cơ ung thư vú.
- Hạn chế đồ uống có chứa cồn: Uống nhiều bia hoặc rượu sẽ làm răng kích thích sản xuất estrogen và tạo thuận lợi cho sự phân chia tế bào. Vì vậy, hạn chế uống rượu bia và các chất có chứa cồn nói chung.
- Tập thể dục là phương pháp vận động cho cơ thể và bảo vệ và phòng ngừa ung thư vú rất hiệu quả.
- Khám định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra bất thường ở vú và điều trị kịp thời (nếu có)
Hy vọng bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin về nguyên nhân gây ra bệnh ung thư vú và cách phòng bệnh hiệu quả giúp ngăn ngừa tình trạng ung thư ở nữ giới.