Hôi miệng không phải là bệnh có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng khiến bạn cảm thấy mất tự tin khi giao tiếp. Bệnh hôi miệng càng để lâu có thể trở thành mạn tính và rất khó điều trị. Hãy cùng nha khoa My Auris tìm cách chữa trị hôi miệng dứt điểm, không lo tái phát.
Hôi miệng là bệnh gì?
Bệnh hôi miệng là một triệu chứng thường gặp, tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó lại ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt, giao tiếp hằng ngày của người bệnh. Người bị hôi miệng sẽ phát ra hơi thở có mùi hôi khó chịu. Đặc biệt khi giao tiếp hoặc thậm chí là thở bằng miệng.
Ngoài ra bệnh hôi miệng có thể xếp sau bệnh sâu răng và nha chu theo lý do mà bạn phải đi khám đến bác sĩ khám, cảm nhận về bệnh hôi miệng.
Nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh hôi miệng
Một số nguyên nhân thường gặp do:
- Vệ sinh răng miệng kém khiến vi khuẩn phát triển mạnh gây mùi hôi.
- Mắc các bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt là trào ngược dạ dày thực quản.
- Vấn đề răng miệng như sâu răng, viêm quanh răng,..
- Sử dụng thực phẩm gây mùi hoặc hút thuốc lá nhiều.
Với mỗi nguyên nhân bác sĩ sẽ đưa ra tình trạng cải thiện tình trạng hơi thở. Đối với bệnh nhân mắc các bệnh lý liên quan, cần phải điều trị dứt điểm các bệnh lý này mới có thể chấm dứt được tình trạng hôi miệng. Tuy nhiên, bạn cần phải phân biệt được đâu dấu hiệu bệnh hôi miệng tạm thời để bạn có phương pháp điều trị ngay tức thời. Nguyên nhân hôi miệng tạm thời do:
- Khi ăn uống các loại thực phẩm có chứa chất làm khô miệng như rượu, thuốc lá hoặc các thực phẩm cung cấp hàm lượng protein, lượng đường cao như sữa. Khi phân hủy trong môi trường khoang miệng sẽ làm giải phóng các amino axit chứa rất nhiều hợp chất sulphur.
- Hành, tỏi cũng là các loại thực phẩm có chứa sulphur cao, có thể đi xuyên qua lớp lót đường ruột vào trong máu, sau đó giải phóng vào trong phổi rồi bốc hơi ra ngoài.
- Hút thuốc lá vừa tăng hàm lượng chất dễ bay hơi trong miệng và phổi, vừa tình trạng hôi miệng trầm trọng thêm, do nó ảnh hưởng và làm khô niêm mạc miệng.
- Hơi thở có mùi vào buổi sáng sau khi ngủ dậy cũng liên quan đến việc giảm sản xuất và tiết nước bọt, dẫn tới làm khô miệng tạm thời và gây khô miệng.
Với những hợp hôi miệng không phải bệnh lý, bệnh nhân có thể áp dụng những cách chữa hôi miệng những cách chữa hôi miệng dưới đây để có được hơi thở thơm tho hơn.
Cách điều trị hôi miệng
Khi bạn phát hiện bị hôi miệng kéo dài, người bệnh cần thăm khám bác sĩ để xác định nguyên nhân. Hầu hết, nguyên nhân thường gặp là do việc vệ sinh răng miệng kém và mắc các bệnh lý về răng miệng. Do đó, trước tiên bạn cần phải đến phòng khám nha khoa để tìm hiểu nguyên nhân đến từ khoang miệng như cao răng, sâu răng, mảng bám, viêm quanh răng
Nếu hôi miệng không phải do các nguyên nhân trong miệng hoặc sau khi can thiệp nha khoa mà vẫn thấy hôi miệng, thì người bệnh cần thăm khám các chuyên khoa khác như tai – mũi – họng, tiêu hóa,.. để can thiệp xử trí kịp thời.
Bên cạnh đó, bạn cần thường xuyên uống nước nhiều hơn để khắc phục tình trạng hôi miệng tạm thời. Và cạo lưỡi hằng ngày giúp loại bỏ các mảng bám vi khuẩn trên bề mặt lưỡi.
Điều trị bệnh hôi miệng thường gặp nhất
Điều trị bệnh hôi miệng do bệnh lý
- Điều trị từ răng miệng như sâu răng, áp xe chân răng, viêm mô tế bào, bệnh lý nha chu, vôi răng. Bằng cách đi khám răng định kỳ, cạo vôi răng, sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ các bám các kẽ răng.
- Điều trị đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày, thực quản, loét thực quản, viêm dạ dày cấp – mạn, hẹp tâm vị. Nếu bạn có dấu hiệu trên, bạn hãy đến thăm khám sức khỏe tổng quát để điều trị và cải thiện tình trạng sức khỏe của bạn ngày càng tốt hơn.
Bên cạnh đó, biện pháp phòng tránh là uống nhiều nước, đánh răng thật kỹ và đúng cách mỗi bữa ăn, trước khi đi ngủ và sáng sớm thức dậy, bỏ hút thuốc lá.
Để điều trị hôi miệng từ bệnh lý phải dứt điểm như viêm mũi, viêm xoang, viêm họng,.. có thể trị bệnh bằng cách phẫu thuật ngoại khoa như cắt amidan, nạo xoang…Điều trị triệt để những bệnh lý răng miệng, bệnh lý dạ dày, thực quản, bệnh đường hô hấp.
Song, dễ thấy nhiều trường hợp gây hôi miệng chính là răng miệng và tai mũi họng là hai nguyên nhân thường gặp nhất. Ngoài ra, nếu bạn không có vấn đề thì bạn có thể kiểm tra đường tiêu hóa và đường hô hấp. Bạn có thể khám tại các BV chuyên khoa răng hàm mặt hoặc các phòng khám nha khoa.
Điều trị bệnh hôi miệng không do bệnh lý
Nếu bạn gặp tình trạng hôi miệng không do bệnh lý, bạn có thể áp dụng những cách sau để cải thiện hơi thở của mình.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: Mỗi ngày bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, sau bữa ăn cách khoảng 30 phút. Đặc biệt, bạn phải đánh răng kỹ và sạch sẽ để loại bỏ hết các mảng bám thức ăn thừa trên răng, tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
- Uống nhiều nước: Đối với những người hôi miệng tạm thời do đồ ăn thwucs uống gây ra, bạn có thể điều trị hôi miệng bằng cách uống nước sau khi ăn. Vì nước sẽ giúp bạn cuốn trôi đi một phần thức ăn thừa trong khoang miệng, từ đó giúp cải thiện tình trạng hơi thở của bạn.
- Hạn chế thực phẩm nặng mùi; Những loại thức ăn có chứa nhiều tinh dầu như tỏi, hành, các loại thực phẩm giàu chất béo, đường sẽ lại mùi rất lâu trong miệng để hạn chế hơi thở có mùi. Nếu bạn sử dụng thực phẩm này, bạn cần phải vệ sinh kỹ càng sau khi ăn các loại thức ăn có mùi hoặc để lại mùi trong miệng.
Để được tư vấn trực tiếp, ban có thể liên hệ đến Hotline 0901.95.88.68 hoặc đăng ký lịch khám trực tuyến thông qua Website để đặt lịch hẹn nhanh hơn!