Khoai tây là loại thực phẩm dinh dưỡng phổ biến, được sử dụng để chế biến thành các món ăn ngon, hấp dẫn. Tuy nhiên, khi bạn sử dụng nó trong giảm cân, bạn cần nắm một số thông tin cần thiết về loại thực phẩm này. Cụ thể là calo khoai tây, cách ăn như nào là hợp lý. Hãy cùng Kiến Thức Răng Sứ tìm hiểu một vài thông tin cần thiết, điều này sẽ giúp bạn xây dựng được một thực đơn phù hợp, cải thiện sức khỏe được hiệu quả nhất.
Tìm hiểu calo khoai tây là bao nhiêu?
Theo các nghiên cứu và chia sẻ của bác sĩ chỉ ra rằng, calo khoai tây có trong 100g sẽ nằm khoảng 76,7 kcal. Ngoài ra, còn có 2,2g chất xơ, 6mg Natri và 2g protein. Thực tế, lượng calo này được cho là cao hơn nhiều so với lượng calo có trong cà chua với cùng khối lượng.
Tuy nhiên, hàm lượng dinh dưỡng của loại thực phẩm này mang lại cho bạn thì không thể phủ nhận. Thay vì lo lắng việc khoai tây có bao nhiêu calo, bạn cần xem xét cách mình sẽ chế biến nó như thế nào cho hợp lý, đồng thời giúp kiểm soát lượng calo được tốt nhất.
Cụ thể, với 100g khoai tây khi được chế biến thành các món ăn khác nhau sẽ có lượng calo tương ứng sau:
- Khoai tây luộc – hấp: Khoảng 87 calo.
- Khoai tây chiên sẽ mang lại lượng calo khá lớn: Khoảng 312 calo.
- Khoai tây nướng: Khoảng 93 calo.
- Khoai tây lắc phô mai (Có sự kết hợp giữa hai loại nguyên liệu và khoai tây cũng được sơ chế bằng cách chiên): Khoảng 400 calo.
- Khoai tây xào (Tùy vào cách thức chế biến của từng người, có nguyên liệu đi kèm và cách nêm nếm gia vị): Khoảng 160 – 180 calo.
Thành phần dinh dưỡng có trong khoai tây
Lượng calo khoai tây mang lại cho bạn có thể cao hơn so với cà chua. Nhưng đây vẫn là loại thực phẩm cần có trong thực đơn mỗi ngày, với nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe.
Carbohydrate
Thành phần chính có trong khoai tây chủ yếu là carb, chúng hoạt động ở dạng tinh bột. Hàm lượng này có thể chiến đến 90% ở trọng lượng khô. Bên cạnh đó, trong khoai tây con chứa những loại đường như: Sucrose, glucose và fructose,… tuy nhiên hàm lượng các chất này chỉ ở mức nhỏ.
Chất xơ
Với một củ khoai tây sẽ không có chứa nhiều chất xơ, nhưng khi bạn ăn loại thực phẩm này thường xuyên thì vẫn đảm bảo tốt hàm lượng chất xơ mà cơ thể cần. Theo chia sẻ của bác sĩ thì chất xơ sẽ có nhiều trong vỏ khoai tây, khoảng 12%. Còn chất xơ có trong phần “thịt” sẽ tồn tại ở dạng không hòa tan như pectin,…
Protein
Protein có trong khoai tây cũng khá ít, nó chỉ tồn tại khoảng 1 – 1,5% (khi còn tươi), 8 – 9% (khi đã được sấy khô). Protein có trong khoai tây sẽ hoạt động dưới chất patatin, loại chất này có thể gây tình trạng dị ứng đối với một số người. Do đó, trước khi ăn bạn cần cân nhắc cẩn thận, nếu cơ thể mình bị dị ứng.
Các loại vitamin và khoáng chất cần thiết
Trong khoai tây có hàm lượng vitamin và khoáng chất tương đối cao, đặc biệt là kali, vitamin C. Bên cạnh đó, khoai tây còn có thêm Folate, vitamin B6, và các loại chất hỗ trợ răng cường lượng máu, giúp cơ thể ngăn ngừa các bệnh tim mạch và ung thư,…
Các tác dụng mà khoai tây mang lại cho sức khỏe
Có một sự thật không thể phủ nhận là khi bạn bổ sung khoai tây vào mỗi bữa ăn, loại thực phẩm này sẽ mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Do đó, khoai tây vẫn luôn xuất hiện thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày của mọi gia đình. Cụ thể:
- Hỗ trợ tốt cho sức khỏe tim mạch: Khoai tây sẽ có khả năng làm giảm huyết áp và ngăn ngừa nguy cơ cao huyết áp. Đồng thời phòng tránh các loại bệnh liên quan đến tim mạch.
- Hỗ trợ duy trì cân nặng ở mức hợp lý: Nhờ vào cảm giác no lâu mà khoai tây mang lại. Vì vậy nên loại thực phẩm này luôn được ưa chuộng và ưu tiên hàng đầu khi chế biến các món ăn thường ngày.
- Tăng cường hệ thống miễn dịch: Khoai tây có chứa các hoạt chất chống oxy hóa như: Catechin, vitamin C, polyphenol,… Tất cả đều có công dụng lớn trong việc hỗ trợ nâng cao sức đề kháng.
- Bảo vệ đôi mắt: Nhờ có chứa lutein, zeaxanthin nên khoai tây sẽ có công dựng bảo vệ cho đôi mắt một cách hiệu quả. Giúp giữ cho đôi mắt của bạn luôn sáng khỏe.
- Cải thiện hệ tiêu hóa: Trong khoai tây giàu tinh bột, chất xơ có tác dụng chống tiêu hóa enzyme, tăng cường lợi khuẩn và bảo vệ tốt cho hệ tiêu hóa của bạn.
Vì sao ăn khoai tây giúp giảm cân?
Khi nhiều người tìm hiểu về lượng calo khoai tây, đây cũng là loại thực phẩm mà nhiều người sử dụng trong giảm cân. Vì hàm lượng calo của loại thực phẩm này được đánh giá nằm ở mức hợp lý so với những loại tương tự. Đồng thời, Kiến thức răng sứ sẽ cung cấp thêm một số lý do thuyết phục bạn đưa khoai tây vào thực đơn giảm cân của mình.
- Tạo cảm giác no lâu, giảm những cơn thèm ăn: Việc bạn ăn uống không điều độ, ăn quá nhiều loại thức ăn giàu năng lượng khi cơ thể không thể tiêu hao hết. Lâu dần sẽ tạo thành mỡ và gây tình trạng tăng cân. Khoai tây có nhiều protein, chất xơ. Do đó, khi bạn ăn sẽ tạo cảm giác no lâu, hạn chế thèm ăn và giảm thiểu thói quen ăn vặt không cần thiết.
- Kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể: Calo khoai tây cũng được xem là con số khá nhỏ so với mì, gạo. Vì vậy, khi ăn khoai tây cũng giúp bạn giảm lượng calo nạp vào cơ thể. Tuy nhiên, với mỗi thực đơn giảm cân bạn vẫn cần tính toán lượng calo sẽ nạp vào để tránh dư thừa, gây tác dụng ngược.
- Bổ sung nhiều chất dinh dưỡng, nhưng lại ít béo: Khoai tây có hàm lượng vitamin, khoáng chất cao, hỗ trợ sự trao đổi chất nhưng lại ít calo. Do đó, bạn có thể ăn khoai tây, đưa vào thực đơn giảm cân của mình.
Các món ăn với khoai tây hỗ trợ giảm cân
Calo khoai tây sẽ không còn quá quan trọng nếu bạn biết cách chế biến các món ăn giảm cân hợp lý. Tham khảo các cách chế biến sau:
Khoai tây luộc
Món ăn này sẽ có khả năng hỗ trợ giảm cân hiệu quả, vì chứa ít calo nhưng lại giàu các hoạt chất kháng tinh bột, ít cholesterol. Vì vậy, bạn nên bổ sung khoai tây luộc hoặc hấp để có được vóc dáng như ý, đồng thời món ăn cũng có cách chế biến đơn giản nhất.
Khoai tây kết hợp cùng sữa chua
Khoai tây kết hợp với sữa chua sẽ là món ngon có công dụng giảm cân hiệu quả. Cách làm cũng rất đơn giản:
- Rửa sạch khoai tây mang đi hấp, luộc.
- Gọt vỏ và nghiền nhuyễn, sau đó trộn với sữa chua (loại có đường hoặc không đường đều được). Mặt khác, bạn có thể thay sữa chua bằng đậu phụ cũng rất ngon.
Salad khoai tây
Salad khoai tây sẽ là món có cách chế biến cầu kỳ hơn nhưng lại khá ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng.
- Khoai tây rửa sạch và đem đi hấp/luộc. Sau đó nghiền nát hoặc cắt nhỏ.
- Cà chua, cà rốt, dưa leo rửa sạch và xắt nhỏ, kết hợp cùng hành tím băm nhuyễn.
- Trộn các loại nguyên liệu lại với nhau và thêm sốt mayonnaise.
Hy vọng với tất cả thông tin trên, Kiến thức răng sứ có thể hỗ trợ bạn hiểu hơn về calo khoai tây. Một loại thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng cần thiết và hỗ trợ tốt cho quá trình giảm cân. Hãy tham khảo ý kiến các sĩ chuyên môn, xây dựng một thực đơn dinh dưỡng phù hợp theo cân nặng của bản thân. Điều này sẽ giúp cho quá trình giảm cân của bạn được hiệu quả và không làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Yến Nhi