25.6 C
Ho Chi Minh City
Thứ Hai, Tháng Mười 14, 2024
spot_img

Dấu hiệu đái tháo đường là gì khi đặc biệt mang thai

Đái tháo đường là một trong những bệnh lý mà ai cũng có thể gặp phải. Đặc biệt, không ít trường hợp bệnh đái tháo đường ở phụ nữ đang mang thai. Vì vậy, nếu bạn không may bị tình trạng này, bạn cần được điều trị nhanh chóng để ngăn ngừa các biến chứng sức khỏe có thể xảy ra cho bản thân và thai nhi. Cùng My Auris tìm hiểu về bệnh đái tháo đường thai kỳ nhé!

1. Dấu hiệu bệnh đái tháo đường 

Ở giai đoạn đầu bệnh đái tháo đường thường không có biểu hiện rõ ràng hoặc nhầm lẫn với các triệu chứng của bệnh khác. Tuy nhiên, nếu chúng ta quan tâm đến sức khỏe và biết cách kiểm soát sức khỏe tốt thì có thể phát hiện ra bệnh đái tháo đường. Việc điều trị sớm sẽ giúp chúng ta giảm được các bệnh như nhồi máu cơ tim, bệnh lý võng mạc gây mù mắt, bệnh lý mạch máu ngoại vi dẫn đến ngoại vi. Thường những dấu hiệu phát sớm của bệnh đái tháo đường.

  •  Khát nước và uống nhiều nước 
  •  Đi tiểu nhiều lần và lượng nước tiểu tăng cao
  •  Thường xuyên mệt mỏi và cảm nhận sức khỏe của cơ thể đi xuống
  •  Ăn nhiều nhưng có dấu hiệu giảm cân
  •  Tầm nhìn bị giảm sút
  •  Vết thương lâu lành 

Bên cạnh đó, bạn có thể phòng tránh được bệnh đái tháo đường tránh cơ thể rơi vào trạng thái bị stress, giữ nếp sống lạc quan yêu đời. Đặc biệt thường xuyên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày kèm theo chế độ ăn uống khoa học và hợp lý. Thêm vào đó, bạn cần phải kiểm tra đường huyết thường xuyên thông hình thức xét nghiệm máu.

2. Tại sao bị bệnh đái tháo đường khi mang thai 

benh dai thao duong
Nguyên nhân và dấu hiệu bệnh đái tháo đường ở phụ nữ mang thai

2.1. Nguyên nhân 

Trong thời kỳ mang thai, nhau thai – cơ quan nuôi và cung cấp oxy cho em bé nhằm tiết ra các hormone để giúp thai nhi phát triển. Bên cạnh đó, để giữ lượng đường trong máu ổn định, tuyến tụy của thai phụ phải tạo ra nhiều insulin hơn và gấp ba lần bình thường. Trong trường hợp tuyến tụy không thể tạo ra đủ insulin, lượng đường trong máu thai phụ sẽ tăng lên và gây ra bệnh đái tháo đường thai kỳ.

Nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường trong lúc mang bầu của bạn sẽ tăng cao nếu:

  •  Bị thừa cân và béo phì trước khi mang thai 
  •  Tăng cân rất nhanh trong giai đoạn thai kỳ 
  •  Lượng đường trong máu cao, đây là giai đoạn tiền tiểu đường 
  •  Mang thai đầu tiên đã có tiền sử mắc bệnh 
  •  Phụ nữ sinh con ở tuổi 35 
  •  Từng sinh một hoặc nhiều bé có cân nặng 4kg 
  •  Thai bị lưu, sinh con có dấu hiệu dị tật hoặc sinh non. 

Để xét nghiệm tiểu đường ở thai kỳ bằng cách kiểm tra lượng đường trong máu của thai phụ. Thông thường thai phụ sẽ được kiểm tầm kiểm soát thường bằng nghiệm pháp dung nạp glucose trong khoảng thời gian từ tuần thứ 24 – 48 tuần của thai kỳ.

2.2. Biến chứng khi mắc đái tháo đường trong giai đoạn mang thai

Dấu hiệu bệnh đái tháo đường khi mang thai còn tiềm ẩn đến một nguy cơ cho em bé như:

  • Thai to do tăng trưởng quá mức: Lượng đường trong máu cao hơn bình thường ở người mẹ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai nhi phát triển quá mạnh (thường trẻ sơ sinh có cân nặng trên 4kg). Thông thường thai quá lớn sẽ gặp một trong hai tình trạng chấn thương trong lúc sinh hoặc không thể sinh thường. 
  •  Sinh chưa đủ ngày (sinh non): Lượng đường trong máu cao làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm và sinh con trước ngày dự sinh của thai phụ.
  •  Khó thở nghiêm trọng: Trả sinh non từ những bà mẹ mắc bệnh có nguy cơ gặp phải hội chứng suy hô hấp.
  •  Dị tật bẩm sinh
  •  Lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết): Khi em bé sinh ra từ mẹ bị tiểu đường khi mang thai sẽ dẫn đến tình trạng lượng đường trong máu thấp ngay sau khi chào đời. Việc hạ đường huyết nghiêm trọng có thể gây ra tình trạng co giật cho bé. Cần cho bé ăn ngay hoặc truyền dung dịch qua đường tĩnh mạch nhằm đưa lượng đường trong máu của bé trở nên bình thường.

3. Chế độ ăn uống dành cho người bị đái tháo đường (tiểu đường)

benh dai thao duong
Chế độ an uống lành mạnh

Người bệnh đái tháo đường cần có chế độ ăn uống khoa học, cần tuân theo tư vấn của bác sĩ và chỉ định nhất định của bác sĩ. Bên cạnh đó, bạn có thể làm chậm các biến chứng của bệnh tiểu đường như:

  •  Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày để tránh tình trạng đường huyết tăng đột ngột. 
  •  Ăn đúng điều độ, đúng giờ và không nên để cơ thể rơi vào trạng thái quá đói hoặc quá no. 
  •  Không nên thay đổi quá nhanh và quá nhiều cơ cấu và khối lượng các bữa ăn hằng ngày.
  •  Cần vận động sau khi ăn, tránh nằm ngồi một chỗ sau khi ăn. Đặc biệt dành thời tập thể dục thể thao để đảm bảo sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả bạn cần thăm khám tại cá bệnh viện để kiểm tra lượng đường có trong máu (chỉ số Glucose) để bác sĩ giúp bạn lên phác đồ điều trị bệnh hiệu quả.

4. Những thực phẩm NÊN và KHÔNG NÊN ăn dành cho người bị tiểu đường

Chúng ta cần bổ sung những thực phẩm theo chế độ của bác sĩ. Trong đó, gồm những thực phẩm nên và không ăn gì để bệnh tình luôn có dấu hiệu thuyên giảm.

4.1. Những nhóm thực phẩm NÊN ăn 

  • Nhóm đường tinh bột: Như các loại ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, rau củ,.. được chế biến bằng phương pháp luộc, hấp, nướng,.. Tuy nhiên, bạn cần hạn chế tối đa rán, xào. Thêm vào đó, các loại của củ như khoai sắn cũng cung cấp khá nhiều tinh bột, vì thế bệnh cần phải cắt giảm hoặc cắt cơm.
  • Nhóm thịt cá: Chẳng như thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, thịt lọc bỏ mỡ, các loại đậu đỗ,.. được chế biến đơn giản như hấp, luộc, áp chảo nhằm hạn chế mỡ 
  • Nhóm chất béo, đường: Ưu tiên những chất béo bão hòa như dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá, olive,…
  • Nhóm rau: Người bệnh nên ăn nhiều rau. Nhất là không nên sử dụng nhiều nước sốt có chất béo có trong rau trộn (salad).
  • Hoa quả: Tăng cường ăn trái cây tươi và hạn chế các loại quả chín ngọt như: sầu riêng, hồng chín, xoài,…

4.2. Những nhóm thực phẩm nên KIÊNG

  • Hạn chế ăn gạo trắng, bánh mì, miến, bột sắn dây và các loại củ nướng.
  • Hạn chế các thực phẩm có chất béo bão hòa, nhiều cholesterol gây nguy cơ tăng bệnh tim mạch và không tốt cho sức khỏe nói chung và người bệnh tiểu đường nói chung.
  • Không nên ăn mỡ lợn, nội tạng của động vật, da của gia cầm, kem tươi, dầu dừa,…
  • Hạn chế tối đa các loại hoa quả sấy khô, mứt hoa quả… bỏi trong thành phần chứa một lượng đường rất cao và không hề tốt cho sức khỏe người bệnh,

Hy vọng bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin về dấu hiệu về bệnh đái tháo đường nhất là phụ nữ mang thai. Từ đó, bạn có thể xem tình trạng sức khỏe có tốt không. Nếu không, bạn sẽ có phương pháp điều trị kịp thời và đỡ tốn chi phí. 

Có thể bạn quan tâm

Social

0FansLike
3,912FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
- Advertisement -spot_img

Bài viết phổ biến