Bọc răng sứ cho răng cửa có đau không? Theo các bác sĩ, bọc răng sứ cho răng cửa là phương pháp cải thiện màu sắc, hình dáng và tăng tính thẩm mỹ cùng khả năng ăn nhai, vệ sinh hiệu quả hơn. Vì thế, đây là phương pháp có lợi không gây hại hay đau nhức khi thực hiện. Tuy nhiên, một số trường hợp xuất hiện tình trạng bọc răng sứ bị đau nhức, ê buốt. Vậy nguyên nhân do đâu? Cùng Kiến Thức Răng Sứ theo dõi bài viết để tìm ra nguyên nhân cũng như giải đáp bọc răng sứ cho răng cửa có đau không?
Bọc răng sứ cho răng cửa thế nào?
Bọc răng sứ cho răng cửa là phương pháp thẩm mỹ khắc phục các khiếm điểm của răng để mang đến vẻ đẹp cũng như phục hồi chức năng cho răng. Đồng thời, mão răng sứ còn có khả năng bảo vệ răng, ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng.
Cấu tạo của răng cửa gồm 3 phần: men răng, ngà răng và tủy răng. Để bọc sứ, bác sĩ sẽ tiến hành mài đi phần men răng bên ngoài đến tỷ lệ phù hợp. Phần men răng này không có mạch máu cũng không có dây thần kinh bên trong nên mài đúng kỹ thuật sẽ không có bất kỳ ảnh hưởng nào.

Sau khi răng cửa bọc sứ sẽ được cải thiện về màu sắc, hình dáng. Từ đó, răng khắc phục khuyết điểm trở nên đẹp và hài hòa hơn với cấu trúc của gương mặt. Mão răng sứ có thể được làm từ nhiều vật liệu khác nhau nhưng đều được chế tác dựa trên thông số của khách hàng để mão sứ vừa vặn và sát khít nhất.
Bọc răng sứ cho răng cửa trong trường hợp nào?
Mọi người cũng nên tìm hiểu trường hợp của mình có phù hợp bọc răng sứ hay không. Bởi không phải ai cũng có thể thực hiện và thành công.
Răng cửa khiếm khuyết khiến chúng ta ngại giao tiếp, lâu dần mất đi nhiều cơ hội trong cuộc sống lẫn công việc. Do đó, nếu như đang trong những tình trạng này, có thể tham khảo để thực hiện bọc sứ cải thiện nhé.
- Bọc sứ cho răng cửa bị mẻ, gãy, vỡ, nứt: nếu như bị té, va đập, tai nạn khiến răng cửa bị tổn thương lớn hơn ⅓ răng thật thì bọc sứ chính là giải pháp khôi phục thẩm mỹ.
- Răng cửa bị ố vàng, xỉn màu, nhiễm màu nặng: màu sắc răng không trắng sáng mà bị ố vàng, xỉn màu, nhiễm màu nặng không thể áp dụng các phương pháp tẩy trắng thì bọc sứ chính là phương pháp hoàn hảo.
- Răng cửa bị thưa nhẹ: khoảng cách thưa kẽ giữa 2 răng cửa không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn giắt thức ăn khó chịu trong ăn uống, vệ sinh. Bọc sứ sẽ cải thiện hình dáng của răng cũng như xóa bỏ khoảng cách giúp 2 răng sát khít với nhau.
- Răng cửa hô, khấp khểnh, lệch lạc ở mức nhẹ: bọc sứ giúp tái tạo hình dáng, cân đối khớp cắn, giúp răng trở nên hài hòa trên hàm cũng như gương mặt.

Bọc răng sứ cho răng cửa có đau không?
Bọc răng sứ cho răng cửa có đau không là mối quan tâm lớn của các khách hàng, nhất là những người đang có nhu cầu thực hiện.
Theo các bác sĩ, bọc răng sứ cho răng cửa là phương pháp có lợi, không gây hại và ảnh hưởng đến sức khỏe. Phương pháp không chỉ cải thiện thẩm mỹ, khắc phục khuyết điểm cho răng đem lại nụ cười tự tin mà còn giúp cải thiện chức năng ăn nhai, cắn xé tốt hơn.
Đồng thời, khi răng được đều, ngay ngắn trên cung hàm cũng giúp việc vệ sinh trở nên dễ dàng và hài hòa với cấu trúc của khuôn mặt.
Bên cạnh đó, mão sứ còn giúp bảo vệ răng thật khỏi sự tấn công của vi khuẩn, mảng bám tích tụ, giúp nâng cao sức khỏe răng miệng, ngăn ngừa các vấn đề về bệnh lý xảy ra.
Hơn nữa, trong suốt quá trình thực hiện mài răng bọc sứ, bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê để giảm tình trạng đau, khó chịu cho khách hàng. Cho nên, hoàn toàn sẽ không thấy đau nhưng sau khi hết thuốc tê có thể sẽ cảm nhận đau, ê nhẹ. Song, tình trạng này sẽ nhanh chóng biến mất sau 1-2 ngày.
Vậy bọc răng sứ cho răng cửa có đau không? Một số trường hợp sau khi bọc sứ bị ê nhức, đau buốt kéo dài do một số nguyên nhân như sau:
- Khách hàng mắc các bệnh lý về răng miệng trước đó như viêm nướu, sâu răng,… nhưng bác sĩ không điều trị triệt để mà vẫn thực hiện mài răng bọc sứ.
- Trước khi bọc sứ không vệ sinh răng sạch khiến mảng bám còn tích tụ
- Bác sĩ không có kinh nghiệm, chuyên môn, tay nghề kỹ thuật tốt, tính toán tỷ lệ mài răng không chuẩn xác khiến xâm lấn răng thật nhiều. Từ đó, khiến răng trở nên bị nhạy cảm, đau nhức, ê buốt, kéo dài.
- Kỹ thuật gắn răng sứ không chính xác, khiến răng bị kênh, cộm với nhau, với các răng khác hay nướu. Tình trạng này không chỉ gây đau nhức mà còn gây khó khăn cho việc ăn nhai.
- Gắn răng sứ không sát khít với răng thật, tạo ra kẽ hở khiến cho thức ăn rất dễ mắc vào. Nếu không vệ sinh kỹ lưỡng, đây chính là môi trường để vi khuẩn xâm nhập và phát triển dễ dẫn tới sâu răng, nha chu… gây đau nhức.

Qua những nguyên nhân kể trên, hẳn là mọi người cũng đã giải đáp được bọc răng sứ có đau không. Do đó, để phục hình răng sứ thành công, mang đến vẻ đẹp hoàn hảo, không gây biến chứng, ảnh hưởng sức khỏe răng miệng, cơ thể, hãy nên tìm hiểu thật kỹ và lựa chọn nha khoa uy tín, chất lượng, đảm bảo tiêu chuẩn, đáp ứng chuyên môn, tay nghề, kinh nghiệm của bác sĩ.
Nếu sau khi bọc răng sứ xuất hiện bất kỳ tình trạng đau nhức hay bất thường nào thì nên đến nha khoa ngay để bác sĩ thăm khám, xác định nguyên nhân và có giải pháp xử lý kịp thời.
Anh Thy