26 C
Ho Chi Minh City
Thứ Tư, Tháng Mười 4, 2023
spot_img

Cách lấy hơi thở thơm mát chứng hôi miệng từ cổ họng

Hôi miệng từ cổ họng không chỉ do các bệnh lý răng miệng mà còn cảnh báo một số vấn đề nguy hiểm mà cơ thể đang mắc phải. Để hạn chế những biến chứng, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận diện kịp thời và điều trị hiệu quả tình trạng này. 

1. Hôi miệng từ cổ họng nguyên nhân do đâu

Mùi hôi từ cổ họng mặc dù không gây nguy hiểm đến tình trạng về sức khỏe, nhưng lại khiến bạn mất tự ti, ngại giao tiếp, căng thẳng tâm lý, ảnh hưởng tới chất lượng công việc. Bên cạnh đó, bệnh hôi miệng có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe hiện tại của cơ thể. 

hôi miệng từ cổ họng

a. Hôi miệng từ cổ họng không bệnh lý 

Sự tấn công của vi khuẩn: Vi khuẩn có thể tồn tại bên trong thức ăn thừa đọng lại kẽ răng hoặc thông qua các dụng cụ ăn uống. Chúng sẽ gây ra một số bệnh như viêm nha chu, sâu răng hoặc viêm nướu. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng hôi miệng từ cổ họng ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ.

Hôi miệng từ cổ họng do thức ăn: Khi cơ thể nạp vào các chất gây khô miệng, đồ ăn có mùi hành tỏi hoặc sử dụng thuốc lá, thực phẩm chứa lượng protein hay đường cao. Các hợp chất này sẽ giải phóng các amino axit chứa nhiều sulphur, đi xuyên qua lớp lót đường ruột và vào trong máu. Sau đó, giải phóng khí vào bên trong phổi, từ đó thở ra mùi hôi.

b. Hôi miệng từ cổ họng do bệnh lý răng miệng 

Một số bệnh viêm lợi, sâu răng hoặc tưa lưỡi, viêm nha chu được xem là nguyên nhân chính khiến người bệnh có mùi hơi thở.

  • Khô miệng gây hôi miệng từ cuống họng: Do quá trình sinh hoạt thiếu khoa học lượng nước bọt tiết ra không đủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tích tụ và sinh sôi làm hơi thở có mùi.
  • Mùi hôi từ cổ họng do bệnh thận: Chức năng chính của thận chính là thanh lọc và đảo thải độc tố. Mùi hôi này gần giống như mùi tanh của các. Đồng thời xuất hiện triệu chứng nước tiểu sẫm màu, rát, hay đi tiểu đêm.
  • Do viêm nhiễm amidan: Viêm amidan thường khởi phát khi hệ miễn dịch suy yếu, xuất hiện các nốt mủ, kèm theo dấu hiệu như khối amidan, đau rát họng, khó nuốt, khô miệng, ho lâu ngày không khỏi, một số trường hợp có đờm hôi miệng.
  • Do bệnh dạ dày; Viêm loét dạ dày, đau dạ dày hoặc trào ngược dạ dày là nguyên nhân cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn, gây tổn hại tới dạ dày, gia tăng men tạo mùi hơi phát qua hơi thở. Nếu bạn cảm thấy có dấu hiệu như đầy hơn, khó tiêu, ợ nóng, đau bụng thì bạn nên chủ động đi thăm khám y tế.

2. Cách kiểm tra hơi thở của bạn

Hơi thở có mùi khó chịu sẽ khiến bạn những nguyên nhân khiến bạn cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, nhằm khắc phục được hơi thở có mùi, hiệu quả tại nhà bạn có thể tham khảo.

nguyen nhan hoi mieng. cach kiem tra hoi tho

a. Ngửi trực tiếp hơi thở 

Bạn có thể trực tiếp ngửi hơi thở của mình bằng cách sử dụng 2 bàn tay che miệng và mũi lịa, khum 2 bàn tay sao cho nó tạo thành một vòng kín, không có kẽ hở để khí không thoát ra được. Sau đó, bạn thổi hơi từ bên trong miệng và hít bằng mũi để xác định bạn có bị hôi miệng hay không.

Ngoài dùng tay thì bạn có thể sử dụng cố hay túi ni lông để kiểm tra tình trạng hơi thở của mình. 

b. Nhờ người khác kiểm tra hộ 

Bạn hãy nhờ người thân hay một người mà bạn tin tưởng để giúp bạn kiểm tra tình trạng hơi thở của bạn có mùi không. Bằng cách bạn hãy nói chuyện với tiếp xúc gần với người đó. Sau đó, yêu cầu học nói chính xác hơi thở của mình có mùi hay không. Với cách này, giúp bạn nhận biết bạn có bị chứng hôi miệng không và đưa ra cách điều trị hợp lý (nếu có)

3. Cách lấy lại hơi thở thơm mát khi xuất hiện chứng hôi miệng 

Để khắc phục bệnh lý hôi miệng, bạn có thể chữa trị một số cách hiệu quả tại nhà:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Cần giữ thói quen đánh răng ít nhất ngày 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ và cần phải chải răng đúng cách. Sau khi ăn bạn có thể dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn còn mảng bám trong kẽ răng. Súc miệng bằng nước muối vào buổi sáng và trước khi đi ngủ để loại bỏ vi khuẩn vì muối có tính khử khuẩn cao, giúp tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng và khử mùi hôi miệng hiệu quả.
  • Uống đủ nước: Uống đủ nước chính là cách để tránh hôi miệng. Cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, để cơ thế có thể tiết đủ nước bọt sẽ ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn trong miệng.
  • Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh; Bổ sung thêm trái cây, rau củ giàu chất chống oxy hóa vào thực đơn ăn uống. Tránh những loại đồ uống chứa nhiều axit như cà phê, nước bọt có gas,..giảm lượng đường trong khẩu phần ăn hằng ngày, tránh ăn khuya và sử dụng trà xanh hoặc trà đen để loại bỏ hôi miệng. 

4. Phòng tránh bệnh hôi miệng từ cổ họng 

  • Thực hiện khám sức khỏe định kỳ: Hãy chủ động đến các nha sĩ để thăm khám răng miệng định kỳ, ít nhất 2 lần một năm. Điều này sẽ giúp bạn được tình trạng sức khỏe răng miệng cũng như có hương điều trị kịp thời khi có vấn đề. 

nguyen nhan hoi mieng. cach ve sinh rang mieng

  • Luôn mang theo một chiếc bàn chải răng: Hãy luôn mang theo bàn chải răng di động, chỉ nha khoa và một vài viên kẹo ngậm bạc hà và cất nó vào trong túi của bạn. Với vật dụng hữu ích này có thể cứu bạn khi chứng hôi miệng cản trở cuộc sống của bạn.
  • Nhai kẹo cao su: Giữ một thanh kẹo cao su không đường trong túi của bạn cũng có thể cứu cánh nếu bạn cần ngăn chặn mùi hôi miệng. Khi nhai kẹo, hãy cố gắng để kẹo cao su nằm trên lưỡi của bạn và đẩy kẹo sâu vào răng hàm của bạn. Để duy trì hơi thở thơm mát trong dịp đặc biệt.

Đừng để hơi thở có mùi khó chịu khiến bạn cảm thấy tự ti, vấn đề này xảy ra với tất cả mọi người. Và bạn cũng không cần phải ở nhà và đợi cho hơi thở trở nên thơm mát. Thay vào đó, hãy sử dụng vận dụng cần thiết để kiểm soát hơi thở của mình.

Qua bài viết trên, bạn sẽ hiểu được nguyên nhân và dấu hiệu chứng hôi miệng từ cổ họng. Nếu có thắc mắc hãy nhắn tin trực tiếp qua Fanpage My Auris để được tư vấn cặn kẽ!

Có thể bạn quan tâm

Social

0FansLike
3,878FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
- Advertisement -spot_img

Bài viết phổ biến