32.3 C
Ho Chi Minh City
Chủ Nhật, Tháng Chín 8, 2024
spot_img

Khi bị nha chu lâu ngày phải làm sao để điều trị dứt điểm?

Nha chu là tổ chức xung quanh răng, bao gồm: nướu răng, men chân răng (cementum/Xê-măng), dây chằng, xương ổ răng, (phần nhô ra của nha chu nằm ở phía dưới các răng). Chức năng của nha chu là giữ cho chân răng vững chắc, giúp răng chắc khỏe. Phần nướu ôm sát lấy răng, vừa bảo vệ mô mềm nhạy cảm phía dưới vừa ngăn ngừa xâm nhập của vi khuẩn tấn công răng.

Viêm nha chu là tình trạng bệnh như thế nào?

Trước khi tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và cách phòng bệnh hiệu quả, chúng ta cần hiểu viêm nha chu là gì? Nha chu được hiểu là tổ chức xung quanh răng, chúng giữ vai trò cực kỳ quan trọng đối với răng miệng. Nhờ có nha chu, hàm răng của bạn chắc chắn hơn rất nhiều.

bị nha chu lâu ngày phải làm sao

Trong đó, các phần thuộc nha chu có thể kể đến như: nướu răng, dây chằng, lợi, gai lợi và xương ổ răng. Để đảm bảo răng miệng luôn thơm tho, chắc khỏe, chúng ta cần quan tâm chăm sóc tổ chức này.

Tuy nhiên, do sự bất cẩn, chủ quan, nhiều người không dành thời gian chăm sóc răng miệng cẩn thận, hậu quả đó là nha chu trở nên viêm nhiễm. Một số bộ phận trong tổ chức này có thể bị ảnh hưởng như lợi, nướu răng.

Trước mắt, bệnh nhân sẽ cảm thấy cực kỳ khó chịu, đau nhức do mô nha chu sưng tấy, ăn uống và giao tiếp trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Nếu tình trạng này không được xử lý kịp thời, bệnh sẽ phát triển nghiêm trọng, tồi tệ và ảnh hưởng trực tiếp tức sức khỏe của bạn.

Hậu quả bệnh viêm nha chu đem lại

Bệnh nha chu có thể gây mất răng. Và một số nghiên cứu đã cho thấy rằng vi khuẩn gây bệnh viêm nha chu có thể xâm nhập vào máu của người bệnh thông qua mô nướu, dẫn đến ảnh hưởng đến tim, phổi và các bộ phận khác của cơ thể. Ví dụ, viêm nha chu có thể liên quan đến bệnh hô hấp, viêm khớp dạng thấp, bệnh động mạch vành hoặc đột quỵ.

Đầu tiên, chúng ta không thể tránh khỏi cảm giác đau nhức, khó chịu vì nha chu trở nên viêm nhiễm, sưng tấy. Điều này khiến bạn không thể tập trung làm việc, học tập hay sinh hoạt giống như thường ngày. 

Đặc biệt, căn bệnh này cũng là một trong những nguyên nhân gây tình trạng hôi miệng khiến bệnh nhân trở nên tự ti, ngại giao tiếp, trò chuyện với bạn bè, đối tác,… Thực sự, vấn đề này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn tác động tiêu cực tới sinh hoạt và công việc của bệnh nhân.

Hậu quả bệnh viêm nha chu

Các bác sĩ cũng chỉ ra rằng khi nha chu bị viêm, người bệnh có thể đối mặt với tình trạng tụt nướu, khoảng cách giữa các răng khá thưa. Ngoài ra, hàm răng trở nên yếu hơn và rất dễ lung lay.

Nếu bạn không kịp thời phát hiện và điều trị, tình trạng sẽ trở nên tồi tệ hơn, thậm chí nhiều người gặp phải biến chứng nghiêm trọng như: đột quỵ, các bệnh liên quan tới đường hô hấp hoặc nhiễm trùng tâm nội mạc,…

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, bệnh nha chu kéo dài còn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể thông qua việc góp phần thúc đẩy một số bệnh lý nghiêm trọng như:

  • Các vấn đề về hô hấp
  • Bệnh động mạch vành
  • Đột quỵ

Khó kiểm soát lượng đường trong máu (đối với người có bệnh nền đái tháo đường)

Ngoài ra, phụ nữ mang thai bị bệnh nha chu cũng dễ có nguy cơ đối mặt với vấn đề tiền sản giật và sinh non. Không những vậy, viêm nha chu còn có thể ảnh hưởng đến cân nặng của em bé khi chào đời.

Mặt khác, theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Cancer Epidemiology, Biomarkers Prevention, phụ nữ sau mãn kinh bị bệnh nha chu có nhiều khả năng phát triển ung thư vú, đặc biệt là những người có thói quen hút thuốc lá.

Bị nha chu lâu ngày phải làm sao?

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Nha chu

Để xác định liệu người bệnh có bị viêm nha chu hay không và mức độ nghiêm trọng của bệnh, nha sĩ sẽ thực hiện như sau:

Hỏi về tiền sử bệnh tật hoặc các yếu tố có thể góp phần làm xuất hiện hoặc nặng hơn vào các triệu chứng như hút thuốc hoặc dùng một số loại thuốc gây khô miệng.

Kiểm tra miệng để tìm kiếm mảng bám và cao răng tích tụ và đánh giá xem có dễ chảy máu không.

Đo độ sâu túi nha chu giữa rãnh của nướu và răng bằng cách đặt một đầu dò nha khoa bên cạnh răng và bên dưới đường viền nướu. Nếu nướu còn khỏe mạnh thì độ sâu của  túi thường nằm trong khoảng từ 1 đến 3 mm. Nếu túi sâu hơn 4 mm có thể chỉ ra viêm nha chu và nếu sâu hơn 6 mm thì không thể được làm sạch hẳn.

Chụp X-quang nha khoa để kiểm tra tình trạng mất xương ở những khu vực mà nha sĩ đã kiểm tra về độ sâu túi.

Điều trị khẩn cấp

  • Khi ở vùng nướu lợi hoặc niêm mạc có ổ mủ (áp-xe), sẽ có chỉ định điều trị khẩn cấp.
  • Biểu hiện thường là sưng đỏ niêm mạc, đau nhiều hay ít, sờ thấy phập phều. Ổ mủ có thể tạm thời khỏi khi bệnh nhân tự dùng thuốc kháng sinh, chống viêm, nhưng bệnh vẫn tồn tại và đi vào trạng thái mãn tính, sau đó thỉnh thoảng bộc phát cơn cấp tính, cứ tái diễn theo chu kỳ và ngày càng trầm trọng.

Phương pháp điều trị không phẫu thuật

 Nếu viêm nha chu không tiến triển, điều trị có thể bao gồm các thủ tục ít xâm lấn hơn như:

Cạo vôi để loại bỏ cao răng và vi khuẩn khỏi bề mặt răng và bên dưới nướu. Nó có thể được thực hiện bằng dụng cụ, laser hoặc thiết bị sóng siêu âm.

Bào láng gốc răng (Root planing) làm mịn bề mặt chân răng, ngăn chặn tích tụ cao răng và vi khuẩn và loại bỏ các sản phẩm phụ của vi khuẩn góp phần gây viêm/trì hoãn chữa lành hoặc gắn lại nướu lại lên bề mặt răng.

Kháng sinh. Kháng sinh tại chỗ hoặc uống có thể giúp kiểm soát nhiễm khuẩn. Thuốc kháng sinh tại chỗ có thể bao gồm nước súc miệng kháng sinh hoặc bôi gel có chứa kháng sinh vào khoảng trống giữa răng và nướu hoặc vào túi sau khi làm sạch sâu. Tuy nhiên, kháng sinh đường uống có thể cần thiết để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây nhiễm trùng.

Các biện pháp điều trị tại chỗ

– Loại bỏ các kích thích tại chỗ: Lấy sạch cao răng, mảng bám, làm nhẵn bề mặt chân răng và loại bỏ các yếu tố nguy cơ .

– Chống viêm: Dùng thuốc bôi tại chỗ

– Kích thích và hoạt hóa hệ thống tuần hoàn mô quanh răng

Các biện pháp điều trị toàn thân

– Kháng sinh đường toàn thân trong một số trường hợp như viêm cấp hoặc bệnh kéo dài dai dẳng.

– Tăng sức đề kháng cơ thể

Phương pháp điều trị phẫu thuật

Nếu bị viêm nha chu tiến triển, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng phẫu thuật nha khoa như:

– Phẫu thuật vạt: Khi tình trạng bệnh viêm nha chu nặng, với độ sâu túi quanh răng ≥ 5mm. Mục đích của phẫu thuật là tiếp cận bề mặt chân răng trong túi quanh răng, loại bỏ hoặc làm giảm độ sâu túi quanh răng.

– Phẫu thuật tái tạo mô nha chu: nhằm tái tạo lại một phần mô mềm và xương bị phá hủy sau khi tình trạng viêm đã ổn định.

Phẫu thuật giảm túi (Flap surgery). Bác sĩ nha chu thực hiện các vết rạch nhỏ trong nướu, để lộ chân răng để có khoảng rộng để thực hiện cao vôi và bào láng gốc răng hiệu quả hơn.

Ghép mô liên kết lấp đầy. Khi người bệnh bị mất mô nướu, đường viền nướu của sẽ bị thụt xuống dưới do đó người bệnh cần phải mô khác để thay thế để răng được vững chắc. Điều này thường được thực hiện bằng cách lấy một lượng nhỏ mô từ vòm miệng hoặc chỗ khác và gắn vào vị trí bị mất nướu. Điều này có thể giúp giảm tình trạng thụ nướu hơn nữa, che phủ chân răng bị lộ và tăng tính thẩm mỹ cho răng của người bệnh.

Ghép xương (Bone grafting). Phương pháp này được thực hiện khi viêm nha chu đã phá hủy xương xung quanh chân răng. Mảnh ghép có được lấy từ các mảnh xương nhỏ của người bệnh hoặc xương tổng hợp hoặc hiến tặng. Ghép xương giúp ngăn ngừa mất răng bằng cách giữ răng cố định, tạo nền tảng cho xương được tái tạo lại.

Protein kích thích mô. Một kỹ thuật khác liên quan đến việc sử dụng một loại gel đặc biệt bôi vào chân răng bị bệnh. Gel này chứa các protein tương tự được tìm thấy trong sự phát triển men răng và kích thích xương và mô phát triển khỏe mạnh.

Điều trị theo tình trạng bệnh

Bệnh viêm nha chu biểu hiện không rõ ràng nên người dân nên đi khám răng định kỳ. Các bác sĩ sẽ tiến hành khám chuyên sâu, chẩn đoán tình trạng bệnh sau đó sẽ có những kế hoạch điều trị phù hợp.

Viêm nha chu ở giai đoạn viêm nướu nhẹ: Cạo vôi răng, vệ sinh răng miệng để loại bỏ vi khuẩn. Bệnh nhân cần tuân thủ các chỉ định về vệ sinh răng miệng từ bác sĩ và thăm khám định kỳ 4-6 tháng/1 lần.

Viêm nha chu gây đau nhức, chức năng nhai yếu đi, hình thành các túi mủ: Cạo vôi răng, nạo túi mủ, thực hiện điều trị theo chỉ định như: bít, trám tủy để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập sâu vào chân răng và tủy răng.

Viêm nha chu nặng khiến răng lung lay, không thể bảo tồn: Bác sĩ khám và chỉ định nhổ cùng các phương pháp phục hình răng như: trồng răng giả tháo lắp; cầu răng sứ hoặc cấy ghép implant. Tùy vào tình trạng viêm nha chu, sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ tư vấn chọn phương pháp phù hợp,  tốt nhất cho người bệnh.

Các loại thực phẩm nên ăn

Thực sự, chúng ta không thể coi thường bệnh viêm nha chu, tốt nhất bệnh nhân nên điều trị theo chỉ định của bác sĩ, kết hợp với chế độ dinh dưỡng phù hợp. Sau đây là một số gợi ý cho bệnh nhân khi xây dựng thực đơn trong quá trình trị bệnh.

Theo nghiên cứu, các loại hạt giàu omega 3 cực kỳ tốt đối với người mắc bệnh liên quan tới răng miệng, đặc biệt là nha chu. Tình trạng viêm nướu, chảy máu chân răng sẽ được xử lý hiệu quả, bạn đừng bỏ qua các loại hạt này nhé!

Bên cạnh đó, các loại cá biển, nhất là cá hồi cũng chứa hàm lượng lớn omega 3, chúng có tác dụng chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch rất tốt. Nếu thường xuyên bổ sung omega 3 cho cơ thể, chắc chắn các vi khuẩn gây bệnh sẽ bị tiêu diệt tận gốc đấy!

Bác sĩ cũng khuyến khích người bị viêm nha chu bổ sung vào thực đơn thịt bò, thịt gà và ớt chuông để răng được cung cấp dưỡng chất cần thiết và trở nên chắc khỏe hơn.

Cách phòng ngừa bệnh viêm nha chu

Chúng ta biết rằng bệnh nha chu có khả năng xuất hiện rất sớm, tỉ lệ mắc bệnh rất cao. Nguyên nhân gây bệnh nha chu chủ yếu là do vi khuẩn gây nên (chiếm đa số), do đó muốn phòng tránh bệnh nha chu điều quan trọng cần phải:

Khi bệnh chưa xảy ra (Dự phòng cấp I)

Ngoài ra, chúng ta nên dùng chỉ tơ nha khoa để làm sạch kẽ răng, súc miệng hàng ngày với nước muối ấm pha loãng hay các dạng nước súc miệng giúp răng miệng sạch sẽ thơm tho.

Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh nha chu là tuân thủ tốt vệ sinh răng miệng nên bắt đầu sớm và thực hành nhất quán trong suốt cuộc đời.

Vệ sinh răng miệng tốt. Điều đó có nghĩa là đánh răng trong hai phút ít nhất hai lần mỗi ngày vào buổi sáng và trước khi đi ngủ, dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần một ngày. Dùng chỉ nha khoa trước khi đánh răng sẽ làm sạch các mảng thức ăn và vi khuẩn.

Khám răng thường xuyên. Gặp nha sĩ hoặc vệ sinh răng miệng, lấy mảng bám/cao răng ít nhất 6 đến 12 tháng một lần. Nếu có các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng bị viêm nha chu như khô miệng, uống một số loại thuốc hoặc hút thuốc, đối với những đối tượng này thường được khuyên đến khám răng miệng và vệ sinh răng miệng thường xuyên hơn bởi bác sĩ nha khoa.

Vệ sinh răng miệng đúng cách: Vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ngày; súc miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng; hạn chế dùng tăm xỉa răng hay các vật cứng, nhọn tiếp xúc với răng, thay vào đó hãy sử dụng chỉ nha khoa, máy tăm nước để làm sạch khoang miệng một cách toàn diện.

Khám nha và cạo vôi răng định kỳ 4-6 tháng/lần: Khám nha và cạo vôi răng định kỳ tại nha khoa uy tín để được tư vấn, vệ sinh răng miệng và phòng tránh các bệnh về răng miệng, nha chu.

Áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Xây dựng chế độ ăn uống khoa học đủ chất, bổ sung vitamin, các khoáng chất có lợi cho răng, giúp răng chắc khỏe, hạn chế các loại thực phẩm chứa chất ngọt, tinh bột,… bởi chúng sẽ tạo các mảng bám trên răng, khiến bạn mắc phải bệnh viêm nướu, viêm nha chu.

Loại bỏ các thói quen sinh hoạt xấu: Hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích (bia, rượu,…) dễ gây các bệnh về răng miệng như: hôi miệng, đen chân răng, viêm nướu, viêm nha chu,…

Khi bệnh đã xảy ra (Dự phòng cấp II)

– Khi lợi bị viêm, việc chải răng đều đặn thường xuyên, kỹ lưỡng hàng ngày sau mỗi khi ăn và trước khi ngủ cần phải làm tích cực và thường xuyên hơn.

– Khi bệnh mới khởi phát nếu được hướng dẫn và chăm sóc tốt thì bệnh sẽ khỏi nhanh chóng giúp lợi trở lại bình thường.

– Khi bị vôi răng (cao răng),nên đi khám bác sĩ nha khoa để lấy sạch vôi răng và hướng dẫn cách giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ và việc chải răng luôn là công việc quan trọng hàng đầu giúp làm giảm và phòng tránh sự tiến triển trầm trọng của bệnh.

– Nên ăn nhiều các loại trái cây tươi,rau xanh.

– Khám răng định kỳ và điều trị sớm khi có dấu hiệu bệnh nha chu.

Có thể bạn quan tâm

Social

0FansLike
3,912FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
- Advertisement -spot_img

Bài viết phổ biến