Khuyết cổ răng là gì? Dấu hiệu nhận biết bị khuyết cổ răng
Khuyết cổ răng – còn được gọi là mòn cổ răng hay tiêu thân răng – là một hiện tượng răng bị chêm một rãnh sâu, lõm sâu hình chữ V ở mặ ngoài của răng sát viền lợi. Mòn cổ răng hay xảy ra ở các răng cửa và răng hàm nhỏ số 4, 5, 6.
Dấu hiệu nhận biết bị mòn cổ răng sẽ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ khuyết của răng:
Theo loại răng bị khuyết cổ:
- Mòn cổ răng cửa: sẽ có vết mòn nằm ở rìa cắn do các thói quen cắn vặt cứng, bị mòn ở mặt trong của răng do dịch vị từ dạ dày có độ acid cao.
- Tiêu thân răng hàm: bị mòn ở các hố rãnh mặt trong, ngoài giống răng cửa, hoặc bị mòn ở mặt nhai tạo hình lõm như miệng núi lửa hoặc hình chén.
Theo giai đoạn tiêu thân răng:
- Giai đoạn đầu: không thể phát hiện bằng mắt thường nhưng đã bắt đầu cảm thấy ê buốt vùng cổ răng.
- Giai đoạn mòn men răng: có thể nhìn thấy các vết nứt sâu 0,2 mm – rộng 3,5 mm trên men răng, hơi ê buốt răng.
- Giai đoạn tạo mòn cổ răng nông: có dạng hình nêm, góc 45°, vết nứt sâu 0,3 mm, bị ê buốt vừa phải khi ăn nóng, lạnh, ngọt, chua.
- Giai đoạn tổn thương sâu: khuyết hình nêm sâu hơn, vết nứt sâu 5 mm, có thể nhìn thấy ống tủy bên trong răng, răng trở nên cực kì nhạy cảm.
Nguyên nhân khuyết cổ răng do đâu?
Có nhiều nguyên nhân mòn cổ răng trong cuộc sống hằng ngày mà có thể bạn không hề chú ý đế. Dưới đây là 9 nguyên nhân chủ yếu làm tiêu cổ răng.
Khuyết cơ học
Việc sử dụng bàn chải có lông cứng, kem đánh răng có nhiều chất hóa học ăn mòn, do thói quen chải răng chiều ngang và mạng,… làm mòn đi lớp mô cứng, gây tiêu cổ răng.
Khuyết hoá học
Khi dịch vị từ dạ dày có tính acid cao, trào lên khoang miệng khi bị nôn hoặc trào ngược do rối loạn ăn uống hoặc các bệnh liên quan đến dạ dày sẽ làm mòn mặt ngoài răng.
Sai khớp cắn
Việc sai khớp cắn sẽ làm lực nhai tác động không đều lên răng, ảnh hưởng đến vùng chịu lực nhai nhiều nhất và có lớp men mỏng nhất là chân răng, gây ra vết nứt nhỏ rồi lớn dần thành mòn cổ răng.
Do sử dụng thuốc
Nếu sử dụng thường xuyên các loại thuốc như viên vitamin C, Aspirin,… có thể làm ảnh hưởng đến men răng, gây ra tiêu thân cổ răng.
Do ăn thực phẩm có vị chua
Các loại thức ăn như cam, chanh, nước uống có nhiều carbonhydrate sẽ làm gia tăng độ mài mòn răng.
Do di truyền
Các loại bệnh di truyền loạn sản tổ chức cứng của răng (sinh ngà bất toàn, sinh men bất toàn), loạn dưỡng tế bào tạo ngà,… đều sẽ làm giảm sức kháng mài mòn của răng.
Do một số bệnh lý
Các bệnh lý như bệnh gout, bị thiếu canxi, thấp khớp, giảm tiết nước bọt,… đều là nguyên nhân tiêu thân cổ răng.
Do sâu răng
Khi vi khuẩn gây ra sâu răng, răng sẽ bị bào mòn đi lớp mô cứng, gây ra mòn cổ răng.
Do tình trạng stress
Khi bị stress, người ta thường hay nghiến răng và điều này làm tăng mạnh áp lựcgấp 3 lần lên cổ răng khiến cổ răng nhanh chóng bị mòn.
Phòng ngừa khuyết cổ răng như thế nào?
Sau khi đã biết được nguyên nhân mòn cổ răng, bạn cũng cần tham khảo các cách sau để tránh các biến chứng nguy hiểm từ bệnh mòn cổ răng:
- Nên sử dụng bàn chải mềm, kem đánh răng có bổ sung flour và canxi, chải răng đúng cách và thay bàn chải 3 tháng 1 lần để không bị tiêu thân răng.
- Tuyệt đối không quá lạm dụng việc tẩy trắng răng và các loại thực phẩm có tính acid cao để tránh làm hại men răng.
- Uống đủ 2 lít nước một ngày hoặc có thể nhiều hơn.
- Khám răng định kỳ tại nha khoa uy tín để kịp thời phát hiện và điều trị khi bị mòn cổ răng.
Khi phát hiện răng có các dấu hiệu bị tiêu thân cổ răng, hãy đến ngay nha khoa uy tín như My Auris để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Ngoài ra, nếu bạn vẫn còn thắc mắc về mòn cổ răng, hãy liên hệ với chúng tôi hoặc đến ngay Nha khoa My Auris tại địa chỉ 11Bis Nguyễn Gia Thiều, phường 6, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh để được giải đáp và tận hưởng các dịch vụ nha khoa đạt tiêu chuẩn quốc tế WTS Way To Smile – Way To Story.
Phương Trang