Làm cầu răng sứ là một phương pháp làm răng giả để bù lại khoảng trống răng đã mất, khôi phục lại khả năng ăn nhai, đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như các chức năng khác của răng. Hiện nay, làm cầu răng sứ được khá nhiều sự lựa chọn vì răng đẹp. Vậy làm răng sứ có thực sự tốt hay làm răng sứ có đau không. Trong bài viết này, cùng Kiến Thức Răng Sứ chia sẻ cùng bạn về cầu răng sứ!
Làm cầu răng sứ có đau không?
Làm cầu răng là cách khắc phục hình răng đã mất. Phương pháp này được sử dụng phổ biến hiện nay. Bởi, chi phí khá tiết kiệm và quy trình thực hiện thì đơn giản không quá cầu kỳ nhiều bước.
Cầu răng được gắn cố định bởi các răng bên cạnh vị trí răng đã mất bằng cách mài cùi răng. Chất liệu của cầu răng được làm bằng vật liệu bằng sứ.
Vậy làm cầu răng sứ có đau không, thường sẽ phụ thuộc vào thao tác mài cùi răng. Bước này vô cùng quan trọng, nếu mài răng thật quá nhiều sẽ khiến răng bị yếu, dễ lung lay hoặc thậm chí mất răng. Nên, bạn cần lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng và đặc biệt tìm hiểu kỹ thuật mài răng trước khi bạn đưa ra quyết định làm răng.
Trường hợp nào nên làm cầu răng sứ
Thông thường, các trường hợp nên làm cầu răng sứ là những trường hợp mất một răng hoặc mất răng liên tiếp nhau ( có thế mất 2 răng liền kề), với điều kiện răng thật phải chắc khỏe để có thể làm trụ nâng đỡ cho cầu răng bên trên. Nếu bạn có mắc một số bệnh lý về răng miệng như viêm nha chu, sâu răng,… phải chữa trị dứt điểm trước khi thực hiện phương pháp làm cầu răng sứ.
Đối với trường hợp mất răng số 8 hoặc răng kế cận răng số 8 thì bác sĩ sẽ khuyến cáo thực hiện kỹ thuật cầu răng. Việc này chỉ có một răng làm trụ sẽ khiến cho điểm tựa không được chắc chắn, cầu răng dễ bị yếu đi nhanh chóng. Ngoài ra, răng số 8 chứa nhiều tiềm ẩn, biến chứng và thường được nhổ bỏ nên không thể làm trụ đỡ cho cầu răng bên trên được.
Do đó, không phải trường nào bạn cũng có thể làm cầu răng sứ. Nếu trường hợp bạn không thể làm cầu răng hoặc không muốn làm cầu răng thì có thể lựa chọn phương pháp làm răng Implant để phục hồi lại răng đã mất.
Ưu và nhược điểm của cầu răng sứ
a, Ưu điểm
- Thời gian thực hiện nhanh chóng, giúp phục hình răng đã mất chỉ trong vòng 4 -5 ngày so với các làm răng đã mất bằng cấy ghép Implant.
- Cầu răng sẽ được gắn cố định vào các răng trụ trên cung hàm, sẽ tạo được cảm giác tự nhiên như răng thật.
- Cầu răng sứ có độ cứng, chắc, khả năng ăn nhai tốt so với răng thật.
- Thẩm mỹ cao, màu sắc tự nhiên, phù hợp với các răng thật trên cung hàm.
- Không gây kích ứng trong môi trường khoang miệng.
- Phục hồi lại các chức năng khác của răng như: khớp cắn, phát âm rõ ràng, duy trì hình dạng khuôn mặt tự nhiên.
- Ngăn chặn tình trạng các răng ở trên và hai bên răng bị mất di chuyển khi cũng hàm có khoảng trống.
- Thời gian sử dụng cầu răng sứ cũng khá lâu nếu cầu răng được chăm sóc và bảo vệ đúng cách.
b, Nhược điểm
- Các răng thật dùng để làm trụ để bắc cầu răng sứ. Do vậy, răng trụ sẽ có thể bị ê buốt hoặc ảnh hưởng đến tủy răng.
- Việc lựa chọn răng làm cũng đòi hỏi răng trụ phải chắc khỏe, không mắc một số bệnh lý về răng miệng.
- Nếu khoảng mất răng quá dài nhất nếu răng đã mất có vai trò nhai chính thì cầu răng sứ không phải là một lựa chọn hoàn hảo.
- Làm cầu răng sứ chỉ thay thế được phần răng ở trên và không có chân răng. Vì vậy, phương pháp này không ngăn ngừa tình trạng tiêu xương, lợi co lại do mất răng. Lâu dần cầu răng sẽ mất thẩm mỹ. Việc tiêu xương hàm, tụt lợi ở vị trí mất răng cũng ảnh hưởng đến trụ răng yếu đi.
- Vệ sinh dưới cầu răng khó hơn vệ sinh các răng thật. nếu vệ sinh không tốt sẽ dẫn đến hôi miệng, lợi viêm do động thức ăn dưới cầu răng. Lâu dần sẽ khiến răng trụ có thể bị lỏng, lúc đó phải nhổ bỏ cả răng trụ và phải làm lại cầu răng sứ mới.
Cách chăm sóc cầu răng sứ bền lâu trong khoang miệng
Cầu răng sứ dùng được lâu trong khoang miệng không tùy thuộc vào nhiều yếu tố:
- Thói quen ăn nhai
Nếu bạn có thói quen đưa hàm sang hai bên để nghiền thức ăn, khi đó ngoài lực nhai thẳng đứng, răng sẽ phải chịu thêm lực uốn cong do răng bị xoay, lâu dần răng trụ sẽ bị tiêu xương giữ chân răng.
Tuy vậy, nếu bạn nhai một bên cũng là thói quen sẽ mau làm hỏng cầu răng ở bên nhai do các răng trụ. Do vậy các răng trụ sẽ nhanh chóng bị tụt lợi, tiêu xương và bị hỏng hoặc dễ bị vỡ do dùng thực phẩm quá cứng, dai. Vì vậy, bạn phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ để lấy sạch thức ăn ở kẽ răng xung quanh.
- Kỹ thuật mài răng
Kỹ thuật mài răng phải được thực hiện bởi nha sĩ có chuyên môn cao, làm đúng kỹ thuật và mài răng với tỷ lệ phù hợp thì sẽ không gây nguy hiểm cho răng làm trụ hay sức khỏe của cơ thể. Răng sứ sẽ có độ ôm khít của các chụp răng vào các răng trụ, sự chạm khít với các răng thật xung quanh.
Nếu việc mài răng không đúng tỷ lệ sẽ dẫn đến tình trạng răng bị lung lay hoặc thậm chí là mất răng.
- Kỹ thuật lắp răng
Kỹ thuật lắp răng sứ cũng quan trọng. Một cầu răng sứ trước khi được gắn chặt vào răng phải được nha sĩ kiểm tra về độ ôm khít của các chụp răng vào các trụ, khít với các răng thật xung quanh. Nếu cầu răng sứ không đạt yêu cầu, không khít sát mà vẫn gắn vào trụ sẽ làm đọng lại thức ăn chỗ hở, gây hôi miệng, thậm chí răng bị sâu.
Làm cầu răng sứ để bù lại răng đã mất là lựa chọn tốt. Nếu nha sĩ và bác cùng tuân thủ tốt các yêu cầu về mặt kỹ thuật, bảo quản và sử dụng cầu răng thì một cầu răng sứ có thể sử dụng lâu dài.
Nha khoa My Auris có độ ngũ bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm và chuyên môn về lĩnh vực chuyên ngành nha khoa như trồng răng implant, niềng răng, chỉnh nha,.. Bên cạnh đó, bạn lựa chọn giải pháp làm cầu răng sứ phù hợp để phục hồi lại các răng đã mất, giúp bạn có lại được sự thoải mái, tự tin và tỏa sáng.
Kim Dung