32.3 C
Ho Chi Minh City
Chủ Nhật, Tháng Chín 8, 2024
spot_img

Làm thế nào để hạ đường huyết nhanh chóng, an toàn?

Khi lượng đường trong máu cao được gọi là tăng huyết áp. Tình trạng tăng huyết áp gây ảnh hưởng đến sức khỏe và nếu không kiểm soát có thể nguy hiểm đến tính mạng. Cách hạ đường huyết thường được kiểm soát bởi bác sĩ và điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên vẫn có một số cách không chỉ cải thiện tình trạng sức khỏe mà còn giúp điều chỉnh và hạ đường huyết an toàn, hiệu quả.

hạ đường huyết an toàn

Thế nào là hạ đường huyết?

Hạ đường huyết tình trạng xảy ra khi nồng độ đường trong máu xuống thấp. Lúc này cơ thể có khả năng thiếu hụt glucose cho các hoạt động của cơ thể, gây nên các rối loạn cho cơ thể. 

Tuy nhiên, mọi người nên kiểm soát đường huyết ở mức phù hợp với cơ thể để đảm bảo sức khỏe, giảm các biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Đường huyết

Làm thế nào để hạ đường huyết?

Dưới đây là một số cách giảm đường huyết an toàn mà không cần dùng đến thuốc:

Tập thể dục thường xuyên

Rèn luyện thể thao thường xuyên đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó giúp cơ thể kiểm soát cân nặng ở mức cho phép. Đồng thời, tập luyện thể thao cũng làm tăng độ nhạy insulin làm cho các tế bào dễ dàng sử dụng lượng đường có sẵn trong máu. Ngoài ra, tập luyện thể thao cũng gia tăng sức khỏe cơ bắp bằng cách sử dụng đường trong máu để tạp năng lượng và co cơ. 

Bạn có thể tập luyện thể thao hiệu quả, giảm đường huyết với: bơi lội, đi bộ nhanh, xe đạp, đi bộ đường dài,… 

Tập thể dục thường xuyên

Giới hạn lượng tiêu thị carb

Khi bổ sung carb vào cơ thể, carb sẽ bị phân hủy thành đường ( chủ yếu là glucose). Sau đó, insulin sẽ giúp cơ thể lưu trữ và sử dụng để tạo năng lượng. Nếu không kiểm soát lượng carb bổ sung hay insulin gặp trục trặc sẽ tăng lượng đường trong máu.

Do đó, chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên bổ sung lượng carb đáp ứng đủ yêu cầu bằng cách xây dựng chế độ ăn uống hợp lý. Khi kiểm soát lượng carb vào cơ thể, không chỉ giúp hạ đường huyết mà còn giúp ngăn ngừa đường huyết tăng cao đột biến.

Tăng cường bổ sung chất xơ

Thông thường, chất xơ thường có nhiều trong các loại rau, củ, quả, các loại hạt, đậu,… Chất xơ đem đến nhiều vai trò với sức khỏe. Chất xơ làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thu đường, nhờ đó giúp kiểm soát và cân bằng lượng đường trong máu. 

Uống đủ nước

Cung cấp nước cho cơ thể không chỉ giúp lượng đường trong máu trong giới hạn mà còn đáp ứng nhiều nhu cầu khác về sức khỏe. Trong đó, chính là việc giúp thận thải độc, thanh lọc cơ thể. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy, những người bổ sung ít nước có nguy cơ gia tăng lượng đường trong máu cao.

Theo các chuyên gia, mỗi ngày ít nhất 2 lít nước giúp cân bằng dịch lỏng, môi trường hoạt động cho các chất. Hơn nữa, còn giúp hạ đường huyết và giảm nguy cơ mắc đái tháo đường. Tuy nhiên, chỉ nên bổ sung nước lọc không nên uống các loại đồ uống có gas, nhiều calo, thức uống nhiều đường hóa học,… Vì hầu như các đồ uống có đường đều gây tăng cân, nguy cơ mắc tiểu đường cùng một số bệnh khác. Cụ thể có nói đến: giảm trà sữa, nước ngọt,…. 

Kiểm soát khẩu phần ăn

Xây dựng chế độ ăn hợp lý, điều chỉnh lượng calo nạp vào giúp đảm bảo sức khỏe, duy trì cân nặng vừa phải. Từ đó, lượng đường trong máu được điều chỉnh ở mức cho phép, giảm được nguy cơ tim mạch, tiểu đường, béo phì,… 

Để giới hạn chế độ ăn phù hợp, mỗi người có thể:

  • Tính lượng nguyên liệu, thành phần, hàm lượng cần bổ sung phù hợp với chỉ số cơ thể
  • Sử dụng đĩa nhỏ hơn
  • TRánh đồ ăn nhanh, chế biến sẵn, nhà hàng buffet
  • Đọc kỹ nhãn thực phẩm trước khi mua
  • Ăn chậm
  • Tư vấn dinh dưỡng, khẩu phần theo chuyên gia dinh dưỡng 

Chọn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp

Cách hạ đường huyết còn phụ thuộc vào loại thức ăn hấp thụ. Nếu ăn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp sẽ không ảnh hưởng đến tốc độ đường huyết tăng cao. Bạn có thể tham khảo các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp qua thông tin từ trung tâm dinh dưỡng hay bác sĩ/ chuyên gia.

Một số thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp: lúa mạch, sữa chua, yến mạch, đậu, đậu lăng, cây họ đậu, mì ống lúa mì, rau củ không tinh bột. 

Giảm căng thẳng

Căng thẳng có thể tác động đến lượng đường trong máu  do các hormone tiết ra khi stress như glucagon và cortisol. Việc điều chỉnh căng thẳng có thể được giảm bằng tập yoga, rèn luyện thể thao,… 

Theo dõi lượng đường trong máu

Đo và theo dõi mức đường huyết thường xuyên giúp kiểm soát sức khỏe và các chỉ số đường huyết. Điều này giúp bạn kiểm soát về điều chỉnh lượng đường trong máu. Từ đó, thay đổi thói quen ăn uống, thực phẩm nên bổ sung ở mức cân đối và tập luyện, rèn luyện thể thao.

Ngủ đủ giấc

Ngủ đủ giấc

Chất lượng giấc ngủ quan trọng với tình trạng sức khỏe chung. Nếu không chú ý ngủ và nghỉ ngơi hợp lý không chỉ làm cơ thể mệt mỏi, không tỉnh táo mà còn ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và độ nhạy insulin, làm tăng cảm giác thèm ăn, thúc đẩy tăng cân và tăng lượng đường trong máu.

Khi cơ thể thiếu ngủ sẽ làm ức chế giải phóng các hormone tăng trưởng và tăng nồng độ cortisol. Cả 2 yếu tố này đều đóng vai trò trong kiểm soát lượng đường trong máu. Cho nên, mỗi người dù trẻ hay lớn tuổi đều nên cải thiện chất lượng giấc ngủ về cả chất và lượng để đảm bảo sức khỏe, chống lão hóa, ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm, giúp chỉ số đường huyết được ổn định.  

Bổ sung thực phẩm giàu crom và magie

Lượng đường huyết tăng cao và khi mắc bệnh tiểu đường cũng liên quan đến vi chất dinh dưỡng, trong đó thiếu hụt chủ yếu khoáng chất crom và magie. Crom có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa carb và chất béo giúp điều chỉnh và giảm đường huyết. Nếu cơ thể thiếu hụt crom sẽ ảnh hưởng đến chức năng không dung nạp carb. 

Một số thực phẩm giàu crom: các loại thịt, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau, quả hạch,…

Magie cũng là nguyên tố kiểm soát đường huyết, giúp hạ đường huyết và ngăn chặn mắc tiểu đường. Những loại thực phẩm giàu magie nên bổ sung: rau lá xanh đậm, bí và hạt bí, cá ngừ, các loại ngũ cốc, socola đen, chuối, bơ, đậu,…

Trên đây, là một cách để hạ đường huyết và kiểm soát đường huyết hiệu quả, an toàn. Mong rằng mỗi người tìm được cách tốt nhất, phù nhất với tình trạng của mình để đảm bảo và duy trì sức khỏe tốt nhất.

Anh Thy

Có thể bạn quan tâm

Social

0FansLike
3,912FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
- Advertisement -spot_img

Bài viết phổ biến