Dấu hiệu răng sứ bị hở là một điều nên được nắm rõ để có thể phát hiện tình trạng kịp thời và khắc phục nhanh chóng. Bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về vấn đề này.
Nguyên nhân và dấu hiệu răng sứ bị hở
Răng bị hở bởi các nguyên nhân nào?
Để khắc phục các nhược điểm của răng như răng mẻ, men răng ngả màu,… thì bọc răng sức được xem là phương pháp khắc phục mang tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, tình trạng răng bị hở sau khi bọc cũng có thể xảy ra. Trước khi tìm hiểu các dấu hiệu bọc sứ bị hở, chúng ta hãy cùng tìm hiểu các nguyên nhân nào khiến cho răng bị hở nhé!
Do bác sĩ thao tác chưa chính xác:
Trong quá trình bọc răng sứ dễ dẫn đến răng sứ bị hở nếu bác sĩ phán đoán sai tỷ lệ mô răng thật cần mài, và tay nghề còn còn yếu. Điều này có thể gây tổn thương chân răng, làm suy yếu dần răng thật và gây đau đớn cho bệnh nhân.
Kích thước răng sứ bị chế tác sai:
Điều này thường hay sai ở bước lấy dấu hàm và quá trình chế tác mão răng sứ. Kích thước răng sứ không khớp với cùi răng thật sẽ khiến các răng không sát khít với nhau, làm cho răng bị hở.
Sử dụng sứ chất lượng kém:
Sứ kém chất lượng có thể sẽ gây dị ứng với cùi răng thật và nứu, dẫn đến việc dễ bị sưng tấy, viêm nhiễm. Ngoài ra, răng sứ kim loại sau 1 thời gian sẽ bị oxi hóa khiến răng sứ bị mài mòn, đen chân răng. Những điều này đều cũng sẽ làm răng bị hở.
Chất lượng keo dán sứ kém:
Keo dán sứ có chất lượng kém và xuất sứ không rõ ràng sẽ dễ làm mất kết nối giữa mão sứ và răng thật. Khi này, răng bị hở do các va chạm mạnh trong quá trình ăn uống và vệ sinh răng miệng.
Vệ sinh răng miệng không kĩ càng và sai cách:
Chăm sóc răng miệng đúng cách và kĩ càng sau khi bọc răng sứ là điều rất quan trọng để tránh các tình trạng không mong muốn như tụt lợi, viêm nhiễm,…
Từ các nguyên nhân trên có thể thấy răng việc bọc răng sứ ở một nha khoa uy tín là điều rất quan trọng. Với 10 năm đồng hành cùng sức khỏe và thẩm mỹ răng cho các khách hàng ở Tp. Hồ Chí Minh, Nha khoa My Auris luôn là một địa chỉ bọc răng sứ được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn để sở hữu nụ cười đẹp. Các khách hàng nổi tiếng đến với My Auris đều rất hài lòng với tiêu chuẩn WTS Way To Smile – Way To Story khi làm răng sứ tại đây có thể kể đến là Diễn viên Hứa Minh Đạt, Nghệ sĩ Quyền Linh, Diễn viên – Ca sĩ ST Sơn Thạch,… Để biết thêm chi tiết về dịch vụ Bọc răng sứ My Auris, bạn có thể truy cập Phủ răng sứ.
Dấu hiệu răng sứ bị hở là gì?
Khi có tình trạng bọc sứ bị hở, những vấn đề thường dễ nhận thấy bằng mắt thường vì chúng thường biểu hiện rõ trên bề mặt răng. Dưới đây là các dấu hiệu bọc răng bị hở mà bạn có thể nhận biết:
- Trước hết là tình trạng thức ăn thường xuyên bị mắc vào chân răng và gây đau nhức khó chịu.
- Dấu hiệu răng sứ bị hở tiếp theo là xuất hiện những vệt đen mờ xung quanh viền nứu ở chân răng. Trường hợp này thường gặp ở các bệnh nhân bọc răng sứ titan do bị oxi hóa.
- Vị trí tiếp xúc giữa chân răng sứ và viền nứu có khe hở cũng là một dấu hiệu bọc sứ bị hở. Khi này, việc viền nứu không ôm sát chân răng sứ sẽ làm hở chân răng thật ra ngoài.
- Cùi răng thật bị lộ ra bên ngoài vì nứu bị tụt dần xuống dưới.
- Khi ăn thức ăn nóng hoặc lạnh sẽ cảm thấy ê buốt và đau nhức, đấy cũng là dấu hiệu bọc răng bị hở.
- Mỗi khi ăn nhai, bọc sứ bị hở cũng sẽ khiến bạn cảm giác 2 hàm răng bị cộm, không chạm vào nhau, cảm giác nhai không giống răng thật.
Sau khi làm răng sứ, bạn luôn phải theo dõi kĩ bất cứ sự thay đổi ở hàm răng, nếu phát hiện có dấu hiệu bọc sứ bị hở thì cần đến ngay nha khoa được tư vấn bọc sứ bị hở phải làm sao và gặp bác sĩ để được khắc phục kịp thời. Điều trị càng sớm sẽ giúp bạn càng tránh được những diễn biến nặng hơn, tránh để lại hậu quả và các biến chứng không mong muốn.
Biến chứng và cách xử lý bọc sứ bị hở
Biến chứng thường gặp khi bọc răng
Cũng như các tình trạng răng miệng khác, răng sứ cũng gây ra nhiều ảnh hưởng và biến chứng cho người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, về lâu dài có thể dẫn đến các tình trạng sau:
Làm giảm đi tính thẩm mỹ:
Càng để lâu không điều trị kể từ khi bắt đầu có dấu hiệu răng bị hở, vị trí hở sẽ ngày càng lớn và dễ dàng bị nhìn thấy chân răng thật khi giao tiếp. Ngoài ra, nụ cười của bạn cũng sẽ bị mất tự nhiên, kém rạng rỡ.
Gây viêm nứu:
Răng bị hở sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Khi thức ăn không được làm sạch kĩ, vi khuẩn sẽ lợi dụng và làm viêm nứu.
Gây hôi miệng:
Dấu hiệu phủ sứ bị hở có thức ăn bám lại ở khe hở và gặp khó khăn trong quá trình vệ sinh răng miệng sẽ làm các mảng bám tích tụ lâu ngày. Điều này sẽ gây bệnh hôi miệng, khiến bệnh nhân trở nên tự ti khi giao tiếp.
Răng trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị ê buốt:
Bạn nên biết rằng răng thật nếu bị mất men răng sẽ rất nhạy cảm với những yếu tố bên ngoài tác động. Chính vì thế, khi răng bị hở, chân răng thật sẽ lộ ra ngoài và khi gặp tác động từ bên ngoài, chúng sẽ dễ bị ê buốt và nhạy cảm hơn.
Có thể bị gãy răng:
Khi có dấu hiệu răng sứ hở, vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công răng thật, gây sâu răng, làm răng bị lung lau, bị hỏng. Trường hợp tệ nhất cso thể xảy ra là bạn sẽ bị gãy răng thật.
Ảnh hưởng đến việc ăn nhai và hệ tiêu hóa:
Răng sứ hở sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau nhức, ê buốt khi nhai. Từ đó dễ dẫn đến tình trạng biếng ăn, dễ mắc các bệnh về tiêu hóa như viêm loét, trào ngược dạ dày, đau dạ dày, viêm đại tràng,…
Để tránh những biến chứng này ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, khi có dấu hiệu răng sứ hở, bạn nên đến ngay Nha khoa để được tư vấn làm sứ bị hở phải làm sao và được bác sĩ khắc phục tình trạng răng sứ hở.
Răng sứ bị hở phải làm sao?
Câu trả lời trước tiên cho câu hỏi này là bạn hãy đến ngay một nha khoa uy tín để gặp bác sĩ vì đây không phải là vấn đề mà bạn có thể tự xử lý ở nhà.
Sau khi đã tìm hiểu và phát hiện dấu hiệu bọc sứ bị hở, việc nắm rõ các phương án cho câu hỏi “răng sứ bị hở phải làm sao?” cũng sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc điều trị. Hiện nay có nhiều phương án cho việc điều trị răng sứ bọ hở tùy theo từng tình trạng:
- Đối với tình trạng bọc sứ bị hở nhẹ, bác sĩ thường sẽ điều chỉnh nhanh chóng, cố định mão sứ và trụ răng thật có độ sát khít cao hơn bằng các thao tác nghiệp vụ.
- Đối với các trường hợp bọc sứ bị hở quá nhiều, bác sĩ sẽ tháo mão răng sứ cũ và tiến hành làm lại răng sứ mới. Nếu cùi răng còn thô là nguyên nhân dẫn đến việc răng sứ hở, bác sĩ sẽ tiến hành điều chỉnh bằng cách mài răng kết hợp thuốc tê.
- Trường hợp bọc sứ bị hở lâu ngày dẫn đến các bệnh về răng miệng, sau khi tháo mão răng sứ cũ, bác sĩ sẽ ưu tiên điều trị dứt điểm các bệnh lý này trước khi tiến hành bọc mão răng sứ mới.