Răng sâu bị nhức là dấu hiệu cho thấy vi khuẩn đã tấn công phần ngà răng và tủy răng, có nguy cơ lan rộng và gây biến chứng nên cần điều trị kịp thời.
Tại sao có trường hợp răng sâu bị nhức, trường hợp răng sâu không bị nhức?
Theo GS.TS Trịnh Đình Hải, Giám đốc Bệnh viện Răng – Hàm – Mặt Trung ương, tại Việt Nam hiện có hơn 90% dân số có bệnh về răng miệng, trong đó 85% trẻ em 6-8 tuổi bị sâu răng sữa, và càng lớn tuổi thì tỉ lệ sâu răng vĩnh viễn càng tăng. Thông thường tình trạng sâu răng sẽ phát triển từ lớp nông đến lớp sâu của răng theo hình thể giải phẫu của răng một cách liên tục. Chính vì thế, không phải cứ sâu răng là sẽ cảm thấy đau nhức, mà còn tùy theo vi khuẩn gây sâu răng đã tấn công đến lớp nào của răng.
Trường hợp răng sâu không bị nhức
Ở giai đoạn đầu, vi khuẩn mới chỉ tấn công đến phần men răng. Khi này, hầu như rất khó để có thể nhận ra việc bị sâu răng vì các dấu hiệu vẫn chưa rõ ràng, chỉ có một vài vết ngà hoặc đốm li ti màu đen rất nhỏ trên bề mặt răng và hoàn toàn không cảm thấy đau nhức.
Trong trường hợp khác nghiêm trọng hơn, bạn cũng sẽ không cảm thấy đau là do vi khuẩn gây sâu răng đã ăn sau vào tận tủy và làm chết tủy. Điều này làm cho răng sâu trở nên cực kỳ giòn và dễ vỡ, các răng xung quanh cũng tăng nguy cơ cao bị lây sâu răng.
Trường hợp răng sâu bị nhức
Khi bạn bắt đầu có thể cảm thấy răng sâu bị nhức, dù đau ít hay nhiều, thì cũng đều cho thấy tình trạng sâu đã ăn vào ngà răng và tủy. Khi này, các lỗ sâu sẽ lớn dần và tần suất các cơn đau nhức xảy ra cũng tỷ lệ thuận với độ lớn của các lỗ sâu. Tình trạng đau nhức này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hằng ngày như trong việc ăn uống, hoạt động giao tiếp, ảnh hưởng giấc ngủ, khiến tinh thần mệt mỏi, làm việc hoặc học tập kém hiệu quả.
Một khi phát hiện răng sâu đau nhức, tuyệt đối không nên chủ quan mà cần đến gặp bác sĩ ngay để tránh tình trạng viêm tủy, hoại tử tủy và các biến chứng nghiêm trọng khác.
Răng sâu bị nhức phải làm sao?
Những cơn đau nhức khiến chúng ta luôn nghĩ đến việc tìm phương pháp điều trị vì những rắc rối mà nó đem lại. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp giúp giảm cơn đau tại nhà, trước khi đến nha khoa để được điều trị chuyên nghiệp.
Mẹo giảm cơn đau tại nhà
Khi bạn cảm thấy răng sâu bị nhức nhưng bạn chưa thể đến nha khoa để điều trị thì có thể áp dụng một số mẹo giảm cơn đau tại nhà sau đây:
- Dùng nước muối
Như các bạn đã biết, muối có thành phần chủ yếu là natri clorua nên có tính sát khuẩn cao, song song với việc có khả năng giảm sưng cũng như đẩy sạch các mảng bám thức ăn thừa ra khỏi răng. Cách sử dụng: pha 2-3 muỗng cà phê muối vào ly nước ấm tầm 300ml, ngậm và súc nước muối tầm 15-30 phút và nhổ ra.
- Dùng trà bạc hà
Trong Đông y hay Tây y thì bạc hà đều là phương thuốc hiệu nghiệm để giảm các cơn đau từ răng sâu. Bởi lẽ, bạc hà vốn có tính gây tê, kháng khuẩn rất cao. Để sử dụng, hãy dùng lá bạc hà khô ngâm ngâm trong nước sôi khoảng 20 phút rồi dùng để uống hoặc súc miệng. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng xác trà để đắp lên vùng răng bị sâu cũng giúp giảm đau rất tốt.
- Dùng lá bàng
Các nhà khoa học đã nghiên cứu ra rằng lá bàng có chứa các chất flavonoid, saponin, phytosterol và tannin – có tác dụng sát khuẩn, tiêu diệt một số loại vi khuẩn, giảm triệu chứng viêm nhiễm. Việc sử dụng hỗn hợp lá bàng non xay nhuyễn với muối biển và nước lọc để súc miệng hàng ngày và trước khi ngủ sẽ giúp giảm đau răng rất hiệu quả.
- Ngậm giấm
Giấm không chỉ là nguyên liệu được sử dụng trong nấu ăn mà còn là nguyên liệu tiêu diệt vi khuẩn rất công hiệu. Để giảm tình trạng răng sâu bị nhức, bạn hãy ngậm một chiếc bông thấm giấm trước khi ngủ và sau khi thức dậy mỗi ngày.
Các phương pháp điều trị tại nha khoa
Những mẹo giảm đau do sâu răng tại nhà chỉ có tác dụng tạm thời mà hoàn toàn không thể điều trị dứt điểm được. Điều quan trọng là bạn không nên quá lạm dụng các mẹo trên mà nên sắp xếp thời gian đến gặp nha sĩ để dược điều trị chuyên nghiệp, đừng đợi đến lúc tình trạng sâu răng trở nên quá nghiêm trọng rồi mới điều trị.
Khi đến bệnh viện hoặc nha khoa, bác sĩ sẽ khám tổng quát và chụp X-quang để xác định đúng tình trạng và mức độ sâu răng, từ đó lên phác đồ chính xác cho mỗi trường hợp. Thông thường sẽ có 5 cách điều trị theo mức độ sâu răng từ nhẹ đến nặng:
- Sử dụng thuốc Tây giảm đau
Các bác sĩ thường sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh để làm giảm các triệu chứng do viêm như viêm nha chu, viêm tủy, viêm ổ răng,… Các thuốc kháng sinh thường được sử dụng là amoxicillin, tetracyclin, doxycyclin, spiramycin… kết hợp cùng metronidazol giúp giảm đau, giảm viêm hiệu quả. Song song với đó, các vitamin như C, A, B3, B2… cũng được khuyên nên sử dụng để đẩy nahnh hiệu quả chữa trị. Cần chú ý tuyệt đối không dùng rượu bia và hút thuốc lá trong thời gian sử dụng thuốc.
- Tái khoáng vùng răng sâu
Nếu tình trạng sâu răng của bạn chỉ mới ở giai đoạn sâu nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp tái khoáng. Khi này, bác sĩ sẽ dùng dùng bàn chải hoặc bông gòn bôi trực tiếp Florua lên răng hoặc đặt Florua vào khay và giữ trong miệng vài phút. Fluor sẽ giúp phục hồi lại lớp men răng đã bị tổn thương, thu hẹp vùng có màu trắng vôi, làm cho vùng này ngừng phát triển. Đây là phương pháp điều trị sâu răng tương đối đơn giản, hiệu quả, không gây đau mà còn rất an toàn.
- Trám răng sâu
Đối với các chấm đen li ti kèm các cơn đau nhức âm ỉ ở răng thì phương pháp trám răng được đánh giá là khá hiệu quả. Đầu tiên, bác sĩ sẽ lấy sạch mô răng sâu bằng mũi khoan hoặc đầu siêu âm để loại bỏ vi khuẩn gây sâu răng nặng hơn. Các vật liệu nha khoa như Xi – măng silicat và Composite sẽ được sử dụng để trám lại các lỗ hổng.
- Điều trị tủy
Khi tình trạng răng sâu nị nhức quá dữ dội, đã lan đến tủy gây viêm tủy hoặc bệnh lý quanh chóp răng, phương pháp điều trị tủy sẽ dược chỉ định cho bạn. trước tiên, bác sĩ sẽ gây tê và mở ống tủy, làm sạch ống tủy bằng các dụng cụ tiên tiến và chuyên dụng rồi trám bít lại. Trong trường hợp răng cần điều trị là răng cỡ lớn, bệnh nhân sẽ được đặt chốt ống tủy để gia cố, tạo độ vững chắc cho thân răng và có thể phải làm phục hình răng sứ.
- Nhổ răng
Đối với các tình trạng răng vị sâu quá nặng, mất chất, vỡ mẻ, hư chân răng không thể phục hồi, bị viêm nhiễm lan rộng, việc nhổ bỏ răng là điều bắt buộc, không còn lựa chọn nào khác. Tùy tình trạng chắc khỏe của xương hàm, các răng kế bên mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn nên phục hình răng bằng cách làm cầu răng sứ hay cấy ghép implant.
Như vậy, răng sâu bị nhức phải làm sao Kiến Thức Răng Sứ đã có câu trả lời chính xác rồi! Điều quan trọng trên hết là bạn cần đến gặp bác sĩ nha khoa càng sớm càng tốt để vừa tránh được các biến chứng nghiêm trọng vừa tiết kiệm chi phí điều trị vì mức độ sâu càng nhẹ thì chi phí sẽ càng thấp.
Jane Nguyễn