Răng sâu bị vỡ luôn khiến người bệnh gặp trở ngại trong sinh hoạt do bị đau buốt từ các mô bị tổn thương ở khoang miệng, nên cần điều trị triệt để.
Tình trạng răng sâu bị vỡ chỉ còn chân răng là gì?
Dấu hiệu cho thấy răng sâu bị vỡ
Tình trạng tổ chức cứng của răng bị tấn công, tiêu dần đi và tạo lỗ trên mặt răng chính là bệnh sâu răng. Răng sâu bị vỡ chính là mức độ nặng của của sâu răng. Khi này các mô cứng và cấu trúc răng đã bị phá hủy hoàn toàn, do vi khuẩn có trong mảng bám và cao răng. Nếu không được khắc phục sớm, ở giai đoạn nặng hơn, lớp men và ngà răng ở phần thân răng sẽ bị tấn công toàn bộ và chỉ còn chân răng.
Dấu hiệu đầu tiên cho thấy răng sâu bị vỡ là những cơn đau ê buốt dữ dội, thậm chí là bị giật theo nhịp tim lên đầu. Các răng này cũng dễ vỡ trong quá trình hoạt động ăn uống do khả năng chịu lực kém và giòn. Ngoài ra, các răng sâu bị vỡ hết sẽ có màu ngả vàng, phần thân răng có mày đen, thấy được cả ống răng bị ăn mòn nếu quan sát bằng gương nha khoa.
Nguyên nhân răng sâu bị vỡ
Răng sâu bị vỡ chỉ còn chân răng hoặc răng sâu bị vỡ hết thường sẽ xuất hiện bất chợt, không có dấu hiệu cảnh báo trước. Chính vì thế nếu nắm rõ được các nguyên nhân gây ra, chúng ta có thể phòng ngừa tốt hơn. Răng sâu bị vỡ do một vài nguyên nhân phổ biến dưới đây:
- Do vi khuẩn
Các thức ăn có chứa nhiều đường hoặc tinh bột sẽ được vi khuẩn Streptococcus Mutans có trong khoang miệng chuyển hóa thành acid và bám trụ mảng bám ở bề mặt răng. Vi khuẩn và mảng bám tồn đọng trên răng sau một thời gian dài sẽ khiến răng sâu bị vỡ do phần mô răng bị phá hủy và tủy răng bị ăn mòn.
- Do bệnh lý răng miệng
Có 2 bệnh lý chủ yếu khiến răng sâu bị vỡ là sâu răng nặng và thiếu sản men răng.
- Khi vi khuẩn tích tụ quá nhiều trong khoang miệng, bề mặt men răng có các lỗ sâu quá lớn thì chứng tỏ bạn đang bị sâu răng nặng. Khi gặp các tác động mạnh, các lỗ sâu lớn sẽ khiến thân răng trở nên rỗng, mỏng và dễ nứt vỡ hơn.
- Sự thiếu hụt các dưỡng chất gây nên tình trạng thiểu sản men răng – men răng hình thành và phát triển không đầy đủ. Lớp men răng sẽ bị yếu đi và trong khi ăn uống dễ nứt vỡ.
- Sau khi điều trị tủy
Sau khi chữa tủy thì răng không còn khỏe là chuyện khó tránh khỏi vì tủy có chức năng nuôi dưỡng răng. Khi này răng sẽ trở nên giòn hơn và chịu lực kém hơn, dễ bị sâu và sứt mẻ hơn.
- Do các tác động ngoại lực
2 trong số nhiều tác động ngoại lực khiến răng sâu bị vỡ hết là do tai nạn té ngã và vật cứng va đập mạnh vào hàm răng. Do đó, bạn không nên chủ quan trong các hoạt động mạnh thường ngày.
- Do các thói quen xấu
Cuối cùng, răng sâu bị vỡ cũng xảy ra khi bạn có các thói quen không tốt khiến răng bị bào mòn và yếu dần đi. Một số thói quen cần tránh là:
- Ăn nhai thức ăn quá cứng, quá nóng/lạnh thường xuyên.
- Mở nắp chai hoặc cắn vật quá cứng bằng răng.
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách.
- Thói quen nghiến răng và cắn hàm quá chặt.
Các biến chứng sẽ gặp phải khi răng sâu bị vỡ
Răng hàm sâu bị vỡ chỉ còn chân răng gây nhiều biến chứng, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe răng miệng, sức khỏe toàn thân và sinh hoạt hàng ngày.
Làm suy giảm chức năng ăn nhai
Răng sâu bị vỡ hết sẽ gây ra cơn đau và ê buốt khủng khiếp nên gây suy giảm chức năng ăn nhai. Trong trường hợp răng bị vỡ nghiêm trọng thì chức năng nhai hoàn toàn không còn.
Gây mùi hôi miệng khó chịu
Răng sâu bị vỡ sẽ tạo chỗ lưu giữ thức ăn dẫn đến hôi miệng. Ngoài ra, khi răng sâu bị vỡ, lợi ở kẽ răng dễ bò vào lấp kín hốc sâu răng và trở nên dễ sưng, dễ chảy máu do bị chà sát khi ăn nhai. Tình trạng này sẽ gây viêm nhiễm và cũng gây hôi miệng.
Ảnh hưởng đến các răng xung quanh và xương hàm
Răng sâu nặng khiến tủy viêm nhiễm sẽ lan sâu xuống vùng chóp răng, về lâu dài, ổ nhiễm trùng sẽ lan rộng ảnh hưởng đến các răng xung quanh. Nếu tình trạng nặng, các răng lân cận cũng có thể buộc phải nhổ bỏ gây mất nhiều răng.
Ngoài ra, ổ nhiễm trùng từ chóp răng lan rộng cũng gây viêm xương hàm, có thể làm xương hàm bị gãy, tổn thương thần kinh, mạch máu,…
Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Khi chức năng ăn nhai hoạt động kém, thức ăn sẽ không được nghiền nát tuyệt đối, để tiêu hóa thức ăn thì hệ tiêu hóa buộc phải hoạt động mạnh. Tình trạng này về lâu dài sẽ dẫn đến rối loạn hệ tiêu hóa, đau dạ dày,…
Ảnh hưởng đến phát âm và thẩm mỹ
Cuối cùng, răng sâu bị vỡ chỉ còn chân răng sẽ khiến người bệnh gặp hạn chế trong việc phát âm. Ngoài ra, các mảng sâu đen gây mất thẩm mỹ cho bạn khi cười nói và giao tiếp.
Răng sâu bị vỡ phải làm sao?
Cũng như các bệnh lý nha khoa khác, răng sâu bị vỡ phải làm sao cũng còn phụ thuộc vào tình trạng vỡ, mẻ của răng, tình trạng của chân răng, và mức độ viêm nhiễm vùng chóp răng. Hiện nay có 3 phương pháp điều trị được nhiều bác sĩ chỉ định điều trị:
Hàn trám răng bị bể
Phương pháp hàm trám răng sâu bị vỡ chỉ áp dụng được khi răng đó chỉ bị mẻ một phần ít. Hoặc thông qua thăm khám, bác sĩ nhận thấy việc nạo bỏ mô răng sâu mà vẫn còn lại phần lớn mô răng thật thì sẽ tiến hành nạo vết sâu và trám lại để bảo tồn răng thật. Nhưng thực tế, phương pháp điều trị này đối với răng sâu bị vỡ là không bền vì miếng trám răng dễ bị vỡ, dễ bị bong bật sau một thời gian.
Bọc sứ cho răng sâu bị vỡ
Bọc sứ cho răng sâu bị vỡ thường được chỉ định khi tỷ lệ thân răng tự nhiên vẫn còn nhiều, không bị vỡ quá 50%. So với phương pháp hàn trám răng, bọc sứ sẽ có tuổi thọ lâu dài hơn, từ 5 – 10 năm tùy loại sứ. Để thực hiện, thân răng bị nứt sẽ được bác sĩ sẽ chụp trực tiếp mão sứ lên để khôi phục lại vẻ ngoài hoàn chỉnh cho răng.
Nhổ răng sâu bị vỡ
Đối với răng sâu bị vỡ hết, răng sâu bị vỡ chỉ còn chân răng, răng sâu bị vỡ làm đôi hoặc việc nạo phần bị sâu sẽ chiếm gần hết mô răng thật, không thể tiến hành phục hình lại trên phần mô răng còn lại, thì việc nhổ bỏ răng sâu đó là cần thiết. Việc nhổ bỏ sẽ tránh biến chứng viêm chóp nặng hoặc các bệnh nha chu.
Bạn không cần quá lo lắng về vấn đề nhổ răng sâu bị vỡ như sẽ bị chảy máu, đau nhức hay tác động đến dây thần kinh. Ngành nha khoa hiện nay đã phát triển rất hiện đại. Chẳng hạn, tại nha khoa My Auris, công nghệ nhổ răng siêu âm Piezotome sẽ giúp việc nhổ răng diễn ra nhẹ nhàng, nhanh chóng, không gây đau nhức và không để lại bất cứ biến chứng gì.
Sau khi nhổ răng sâu bị vỡ, cấy ghép implant hiện là cách để phục hình răng được đánh giá là tốt nhất hiện nay. Răng implant có các ưu điểm vượt trội như:
- Có cấu tạo chắc chắn, y như răng thật.
- Độ tương thích sinh học rất cao.
- Tuổi thọ của răng implant rất lâu dài, từ 15 – 20 năm hoặc trọn đời.
Vì việc điều trị răng sâu bị vỡ sẽ khá phức tạp nên cần được thực hiện bới các bác sĩ giàu kinh nghiệm, có kỹ thuật chuyên môn tốt. Chính vì thế, bạn cần đến các nha khoa uy tín cao – như nha khoa My Auris – để chữa trị căn bệnh này triệt để.
Jane Nguyễn
Có thể bạn quan tâm:
📚 Răng sâu nặng thì nên trám, bọc sứ hay nên trồng implant?