32.3 C
Ho Chi Minh City
Chủ Nhật, Tháng Chín 8, 2024
spot_img

Nguyên nhân xuất hiện tình trạng lở miệng ở trẻ nhỏ

Lở miệng ( nhiệt miệng) thường gặp nhiều nhất ở trẻ nhỏ, thường tái phát nhiều lần và gây khó chịu cho bé. Ngoài việc chăm sóc trẻ thông minh và lên thực đơn hằng ngày cho trẻ, bạn cũng nên tìm hiểu nguyên nhân xuất hiện tình trạng nhiệt miệng ở trẻ nhỏ. Cùng My Auris, tìm hiểu những kiến thức bổ ích dưới đây nhé!

lở miệng ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân gây tình trạng bị lở miệng ở trẻ nhỏ 

Lở miệng thường xuất hiện ở môi, lưỡi, nướu, thậm chí còn xuất hiện ở đầu hoặc mặt bên ngoài của lưỡi. Các vết loét thường gây ra cảm giác đau rát và khó chịu thường khó khăn trong việc ăn uống của các bé, dẫn đến biếng ăn và chán ăn. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp các bé bị sốt cao.

Hiện nay, vẫn chưa tìm được nguyên nhân gây ra tình trạng lở miệng ở trẻ nhỏ. Nhưng theo quan điểm thời xưa, nhiệt miệng có thể do nhiều yếu tố gây nên:

  • Thường xuyên ăn đồ cay nóng, cung cấp không đủ nước.
  • Thiếu các chất dinh dưỡng như: Vitamin B, sắt, kẽm,… 
  • Thời tiết nóng bức
  • Khoang miệng bị nhiễm khuẩn
  • Mắc các bệnh lý liên quan đến răng, miệng.

Bị lở miệng ở trẻ nhỏ không phải là bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, bạn cũng không nên lơ là về tình trạng bị nhiệt miệng. Thay vào đó, bạn hãy kiểm tra tình trạng lở miệng ở trẻ này có tái phát đi tái phát lại nhiều lần không? Nếu có, bạn hãy đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe hiện tại nhé!

Chăm sóc trẻ bị viêm loét lở miệng ở trẻ nhỏ như thế nào? 

Để tình trạng nhiệt miệng suy giảm, một giải pháp hiệu quả mà bạn nên áp dụng chính là lựa chọn những thực phẩm tốt để thuận tiện chăm sóc quá trình lở miệng ở trẻ nhỏ. 

chế độ ăn uống

  • Chế độ ăn uống

Bạn nên bổ sung cho trẻ các loại rau xanh vào các bữa ăn của gia đình để hạn chế tình trạng nhiệt miệng. Bổ sung các loại dinh dưỡng như: Vitamin B, C,.. các khoáng chất như sắt, kẽm,.. Giúp ngăn ngừa được các thương tổn lên niêm mạc và các vùng da xung quanh miệng.

Ngoài ra, sữa chua là thực phẩm vừa ngon vừa bổ dưỡng. Sữa chua sẽ giúp trẻ nhỏ giải nhiệt, thanh mát cho cơ thể xoa dịu những cảm giác khó chịu nhiệt miệng gây ra.

vệ sinh răng miệng

  • Vệ sinh răng miệng 

Ở trẻ nhỏ, tình trạng bị lở miệng sẽ khiến trẻ sợ đánh răng. Vì vậy, trong thời gian này bạn nên đổi hướng qua cho trẻ vệ sinh răng miệng bằng nước muối sinh lý cho trẻ hằng ngày. Vừa làm sạch các vụn thức ăn còn bám trên kẽ răng, vừa sát khuẩn cho vùng bị lở miệng. Thúc đẩy quá trình nhiệt miệng mau lành hơn. 

  • Giảm đau 

Bạn có thể sử dụng mật ong vì trong thành phần mật ong có kháng khuẩn và chống viêm tốt. Ngoài ra, mật ong có hiệu quả trong việc làm vết loét nhiệt miệng bớt đau và sưng đỏ. Với phương pháp này, bạn hãy thoa mật ong lên vết lở miệng 4 lần mỗi ngày.

Trẻ em bị lở miệng ở trẻ nhỏ không nên ăn gì? 

Ngoài sử dụng các thực phẩm giúp nhiệt miệng nhanh lành, bạn cũng nên kiêng các thực phẩm sau cho trẻ để tránh tình trạng tái phát.

Đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ 

  • Đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ 

Có thể nói, mấy bạn nhỏ là tín đồ những món ăn chiên rán yêu thích. Vì đồ ăn chiên rán thường rất cứng và giòn khi ăn rất dễ va chạm vào các vết thương và khiến vết thương bị lở nghiêm trọng hơn. Hơn nữa, các món này rất háo nước, dễ gây ra tình trạng khô miệng cùng làm nhiệt miệng nặng hơn, lâu lành.

Thực phẩm quá nhiều đường

  • Thực phẩm quá nhiều đường

Khi bị lở miệng, bạn nên hạn chế cho bé ăn các loại đồ ăn như bánh, kẹo có chứa nhiều đường. Việc này sẽ giúp vi khuẩn xâm nhập và phát triển khiến cho các vết thương nhiễm khuẩn, lâu lành hơn.

Thực phẩm cay, nóng

  • Thực phẩm cay, nóng 

Bạn nên hạn chế dùng các gia vị cay nóng khi nêm nếm món ăn cho bé như gừng, tiêu, ớt vào món ăn cho trẻ. Điều này thực sự không tốt cho quá trình hồi phục vết thương, đồng thời cũng khiến trẻ gây ra cảm giác biếng ăn.

Bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ bị lở miệng khi nào?

Thông thường, tình trạng bị lở miệng rất hay diễn ra ở cơ thể người. Thời gian kéo dài khoảng từ 7 – 10 ngày. Sau đó, sẽ tự lành và hồi phục. Tuy nhiên, lở miệng không nguy hiểm đến sức khỏe, vậy nên bạn cần để ý thời gian lành vết loét để có hướng điều trị đúng đắn. Một số trường sau bạn nên đưa cho trẻ đi khám bác sĩ sau:

  • Vết loét miệng làm cho trẻ đau hơn 
  • Vết loét miệng xuất hiện ở ngoài môi hay miệng trẻ.
  • Trẻ không thể ăn bất cứ thứ gì
  • Thời gian lở miệng kéo dài hơn 2 tuần và xuất hiện nhiều vết loét hơn thậm chí còn hôi miệng. 

Lở miệng thường gặp khá nhiều ở trẻ nhỏ, khiến trẻ đau đớn, khó chịu, thậm chí là biếng ăn, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, trong thời giai đoạn bạn nên chú ý về thực đơn bổ sung cho trẻ có tính thanh mát, giải độc, hạn chế ăn các đồ cay nóng. Để giảm tình trạng lở miệng và hạn chế nguy cơ tái phát.

Nếu bé yêu nhà bạn có bất kỳ vấn đề nào khác về sức khỏe răng miệng, bạn có thể đưa bé đến phòng khám nha khoa My Auris để được các bác sĩ kiểm tra và có phương pháp chữa trị kịp thời. HOTLINE tư vấn: 0901.95.88.68

Jun Trần

Có thể bạn quan tâm

Social

0FansLike
3,912FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
- Advertisement -spot_img

Bài viết phổ biến