Răng sâu bị chảy máu chứng tỏ đã ở mức độ viêm nhiễm nặng, gây ra những cơn đau nhức khủng khiếp và các biến chứng nghiêm trọng, nên cần điều trị sớm.
Răng sâu bị chảy máu là tình trạng gì?
Sâu răng là căn bệnh thường gặp ở rất nhiều người do không chăm sóc, vệ sinh răng miệng tốt. Căn bệnh này thường khó phát hiện ra ở giai đoạn đầu do diễn biến khá chậm và âm thầm. nếu bạn cảm thấy đau nhức hay ê buốt thì khi này sâu răng đã khiến phần men răng bên ngoài bị hư hại và đang tấn công đến phần ngà răng hoặc tủy bên trong.
Răng sâu bị chảy máu thì đó là dấu hiệu cho thấy tình trạng hư hại và viêm nhiễm đã lan sâu đến tủy răng. Nguyên nhân là do buồng tủy có chứa rất nhiều dây thần kinh và các mạch máu nhỏ. Khi sâu răng ăn đến thân răng sẽ làm cho buồng tủy bị lộ ra và bị nhiễm trùng, chỉ cần gặp tác động từ bên ngoài là gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu và chảy máu.
Tình trạng răng sâu chảy máu cũng có các mức độ khác nhau: khi bắt đầu có triệu chứng viêm và nhiễm trùng sẽ chỉ có một ít máu rỉ ra; thời gian lâu dài, nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách thì bị chảy máu liên tục.
Trong thực tế, răng chảy máu cũng có thể do di truyền men răng yếu và mỏng. Ngoài ra, những người bị nhiễm nhiễm Fluoride hay Tetra cũng hay có men răng bị hư hại, khiến tỷ lệ sâu răng mà bị chảy máu cũng trở nên cao hơn.
Nguyên nhân khiến răng sâu chảy máu
Có nhiều nguyên nhân gây ra sâu răng, nhưng tình trạng răng bị chảy máu chủ yếu là do 3 nguyên nhân sau đây:
Các hoạt động sinh hoạt thường ngày
Trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày, có rất nhiều yếu tố khác nhau tác động vào răng chúng ta. Và tình trạng sâu răng bị chảy máu có thể xảy ra dưới tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của các hoạt động này.
- Hoạt động đầu tiên ảnh hưởng chính là thói quen ăn uống
Việc ăn uống các món quá nhiều đường khi bị sâu răng sẽ dễ dẫn đến tình trạng chảy máu. Mặc dù đường không làm tăng thêm tình trạng sâu răng, nhưng nó kết hợp với vi khuẩn trong khoang miệng sẽ tạo thành acid. Acid này sẽ làm men răng bị mòn dần, làm răng sâu không còn được chắc khỏe nên dễ bị chảy máu.
- Hoạt động chăm sóc răng miệng hằng ngày
Mặc dù đánh răng giúp làm sạch và bảo vệ răng miệng nhưng khi răng bị sâu sẽ trở nên yếu hơn, nếu đánh răng sai cách cũng có thể gây nên tình trạng chảy máu. Bên cạnh đó, lông bàn chải quá cứng cũng dễ gây tổn thương chảy máu không chỉ răng sâu mà còn cả nướu.
Viêm nướu
Khi răng sâu ảnh hưởng đến nướu răng gây viêm, nướu sẽ bị co lại và dần kéo xuống chân răng. Tình trạng này sẽ khiến mối liên kết giữa nướu răng với thân răng và chân răng trở nên yếu hơn, chân răng cũng không còn chắc chắn, dễ bị lung lay. Chân răng yếu sẽ rất dễ khiến răng sâu chảy máu khi có tác động nhẹ từ bên ngoài khi chải răng, súc miệng, ăn uống,…
Dấu hiệu của tình trạng viêm nhiễm nướu này là nướu răng chuyển sang màu đỏ sậm, có mùi hôi và đau nhức. Ngoài ra, nướu răng cũng có dấu hiệu bị chảy máu, chảy mủ và sưng đau.
Áp xe chân răng
Đây là tình trạng sâu răng rất nghiêm trọng và nguy hiểm. Khối áp xe này khi bị vỡ ra sẽ làm cho máu cùng với mủ chảy ra ngoài, gây mùi tanh hôi khó chịu. Đối với các răng sâu bị áp xe chân răng, khả năng mất đi chiếc răng đó vĩnh viễn là rất cao.
Ngoài việc làm sâu răng bị chảy máu, khối áp xe cũng có thể lan truyền sang các bộ phận khác trên cơ thể thông qua đường máu. Đặc biệt nguy hiểm khi tình trạng này lan đến não gây nên áp xe não – rất dễ dẫn đến tử vong nếu không được điều trị đúng cách.
Tác hại của tình trạng chảy máu răng sâu
Với các nguyên nhân làm răng sâu chảy máu ở trên, có thể thấy rằng tình trạng này gây nhiều tác hại đến sức khỏe răng miệng như cơ thể và tâm lý của người bệnh. Các tác hại cụ thể hơn bao gồm:
Nhiễm trùng máu
Tình trạng chảy máu từ răng sâu sẽ rất dễ dẫn đến nhiễm trùng máu – một bệnh lý cực kỳ nguy hiểm. Các biến chứng nghiêm trọng mà nhiễm trùng máu sẽ gây ra có thể kể đến:
- Phải nhổ bỏ hết các răng và cắt hết phần nướu đang bị nhiễm bệnh.
- Gặp khó khăn trong việc trồng răng mới vì không còn chỗ để cắm trụ implant.
- Nhiễm trùng máu lan sang các cơ quan khác trên cơ thể.
- Việc điều trị có thể gặp khó khăn do máu bị nhiễm trùng đã lây lan nhiều bộ phận.
- Có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không loại bỏ được hết phần máu độc.
Giảm sức đề kháng
Nếu răng bị đau nhức đã khiến chúng ta cảm thấy chán nản trong việc ăn uống thì tình trạng răng sâu bị chảy máu càng khiến cho việc ăn uống trở thành nỗi ám ảnh. Điều này sẽ khiến bạn cẩn trọng hơn trong việc lựa chọn thức ăn, dẫn đến việc có thể không cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng, dẫn đến việc tiêu hóa thức ăn và hấp thụ các dưỡng chất của cơ thể kém hiệu quả. Chính những điều này sẽ khiến cơ thể bị mất sức, suy nhược, giảm sức đề kháng.
Ảnh hưởng sức khỏe răng miệng
Nếu răng sâu chảy máu thì chứng tỏ phần men và ngà răng đã bị phá hủy và vi khuẩn đang tấn công đến phần tủy răng. Nếu tiếp tục không được điều trị dứt điểm thì bắt buộc bạn phải nhổ bỏ răng sâu do chân răng lúc này đã bị yếu đi. Ngoài ra, các bệnh răng miệng khác cũng sẽ bắt đầu xuất hiện như viêm lợi, hôi miệng,… khiến bạn phải điều trị thêm các bệnh nha khoa này.
Với những tác hại trên, bạn cần phải tìm hiểu răng bị chảy máu phải làm sao để có thể hiểu rõ hơn về các phương pháp điều trị và chuẩn bị sẵn tinh thần cũng như tài chính trước khi đén gặp bác sĩ nha khoa
Răng sâu chảy máu phải làm sao?
Tùy thuộc vào mức độ tổn thương của chiếc răng sâu chảy máu, mà bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị phù hợp cho bạn:
Viêm tủy còn có thể điều trị
Đối với những trường hợp bị viêm tủy nhưng vẫn có thể điều trị được và chưa ảnh hưởng đến chân răng, chân răng vẫn còn chắc khỏe. Khi này, bác sĩ sẽ thực hiện điều trị tủy kết hợp hợp với trám răng để ngăn không cho vi khuẩn lây lan và hình thành áp-xe. Sau đó, để phục hình và bảo tồn răng thật, phương pháp bọc sứ sẽ thường được các bác sĩ lựa chọn với các ưu điểm về cải thiện chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.
Viêm tủy không thể điều trị, không thể bảo tồn răng thật
Khi mà răng sâu chảy máu và viêm tủy nặng, hoàn toàn không thể điều trị, bác sĩ sẽ thực hiện nhổ chiếc răng này. Sau khi nhổ răng, bệnh nhân sẽ được vệ sinh vùng nướu răng chảy máu viêm nhiễm và lựa chọn phương pháp phục hình răng như trồng implant, cầu răng sứ,… phù hợp.
Như vậy, có thể thấy rằng tình trạng răng chảy máu rất nguy hiểm nên cần được điều trị chuyên nghiệp càng sớm càng tốt. Khi gặp tình trạng này, bạn có thể đến ngay nha khoa My Auris trong khung giờ từ 8h30 đến 18h mỗi ngày để được các bác sĩ nha khoa nhiều kinh nghiệm chữa trị.