Răng sâu độ 3 là như thế nào thì câu trả lời là mức độ sâu nặng rất nguy hiểm, sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị dứt điểm.
Răng sâu độ 3 là như thế nào?
Tình trạng sâu răng hiện nay là căn bệnh vô cùng phổ biến, có thể gặp phải ở bất kì lứa tuổi nào. Căn bệnh này rất dễ xảy ra khi các vụn thức ăn tích tụ thành mảng bám trên răng do chăm sóc răng miệng không kỹ lưỡng thường xuyên, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển. Thời gian lâu dài nếu không được điều trị, vi khuẩn sẽ phá huỷ cấu trúc của răng và gây nên một số bệnh nha chu khác như: tổn thương nướu, viêm chân răng, nhiễm trùng, răng lung lay, rụng răng.
Vậy răng sâu độ 3 là như thế nào? Để tìm hiểu vấn đề này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu 3 mức độ của bệnh sâu răng đã được các chuyên gia hàng đầu trong ngành răng hàm mặt phân loại.
Răng sâu độ 1: Sâu men răng (sâu răng nhẹ)
Ở mức độ này, sâu răng mới chỉ ở thời kì đầu hình thành. Khi này, vi khuẩn sâu răng mới chỉ tấn công đến men răng, nên chưa có các biểu hiện rõ ràng hay gây ảnh hưởng gì đến cuộc sống thường ngày.
Dấu hiệu nhận biết
Răng sẽ bắt đầu xuất hiện các vệt màu trắng đục, ngà nâu hoặc các đốm đen nhỏ li ti trên thân răng. Các lỗ sâu lúc này vẫn chưa hình thành, nên vẫn chưa xuất hiện các các cơn đau hoặc cảm giác ê buốt, kể cả khi ăn các thực phẩm quá cay, quá nóng hay quá lạnh.
Phương pháp chẩn đoán
Các phương pháp chẩn đoán tình trạng sâu men răng thường được các bác sĩ áp dụng:
- Thổi khô bề mặt răng nghi ngờ bị tổn thương để xác định các vệt trắng và độ nhẵn bóng với mức độ chính xác lên tới 90%.
- Nếu có các vệt trắng xuất hiện sau khi thổi khô thì xác định rằng men răng đã bị sâu.
- Trong trường hợp các vết trắng có thể nhìn thấy dễ dàng ở trạng thái ướt mà không cần thổi khô, thì sẽ có nhiều sự phức tạp hơn trong quá trình điều trị.
Răng sâu độ 2: Sâu răng ngà nông
Ở mức độ sâu thứ 2 này, men răng đã bị ăn mòn và vi khuẩn tấn công đến lớp ngà răng. Các lỗ sâu cũng bắt đầu hình thành và lan rộng, có thể dễ dàng thấy được bằng mắt thường.
Dấu hiệu nhận biết
Khi soi gương, bạn có thể quan sát được các lỗ sâu màu vàng hoặc đen trên thân răng với kích thước nhỏ khoảng 2mm. Ngoài ra, mặc dù hiếm xảy ra ở giai đoạn này nhưng các răng cũng có thể bị sứt mẻ hoặc chảy máu. Các cơn đau ở vị trí răng sâu cũng bắt đầu xuất hiện, dặc biệt là vào ban đêm hoặc khi ăn các món quá cay, quá nóng hoặc quá lạnh.
Phương pháp chẩn đoán
Có 2 cách để chẩn đoán ở giai đoạn này:
- Quan sát bằng mắt thường: có thể thấy được các lỗ sâu trên bề mặt răng.
- Khám bằng thám trâm: thấy rõ được đáy lỗ sâu gồ ghề, có nhiều ngà mềm, nhưng chỉ áp dụng được trong trường hợp có lỗ sâu và sâu răng chưa xâm nhập đến tủy.
Răng sâu độ 3: Sâu răng ngà sâu (Sâu răng vào tủy)
Đây là phần chính cho câu hỏi “răng sâu độ 3 là như thế nào?” mà phần lớn bạn đang thắc mắc. Răng sâu độ 3 là lúc mà các lỗ sâu đã phát triểm tương đối lớn và vi khuẩn đã ăn sâu vào trong tủy khiến tủy bị tổn thương nghiêm trọng. Điều bắt buộc là bạn cần phải đến nha khoa để điều trị, tránh gây viêm nhiễm trùng, ảnh hưởng đến các răng xung quanh, hoặc thậm chí phải nhổ bỏ. Khi này, phương pháp điều trị sẽ rất phức tạp và tốn kém chi phí.
Dấu hiệu nhận biết
Các lỗ hổng ở giai đoạn sâu răng ngà sâu thường có kích thước lớn hơn 2mm. Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ gặp phải rất nhiều cơn đau kéo dài liên tục, thậm chí có thể bị sốt nhẹ. Chức năng ăn nhai và thẩm mỹ cũng bị giảm sút nghiêm trọng.
Phương pháp chẩn đoán
3 phương pháp sau thường được áp dụng để chẩn đoán tình trạng răng sâu vào tủy.
- Kiểm tra kích thước lỗ sâu: lỗ sâu có thể lớn trên 2mm, cụ thể là từ 3-4 mm, hoặc lỗ sâu rất nhỏ nhưng bên trong đã tổn thương rất rộng.
- Thử nghiệm xì nước hoặc hơi vào lỗ sâu để đánh giá cơn đau của người bệnh.
- Chụp phim răng: phương pháp này cho kết quả chẩn đoán chính xác nhất.
Răng sâu độ 3 để lại các biến chứng nghiêm trọng
Răng sâu độ 3 là mức độ nguy hiểm, vậy thì cụ thể là nó để lại các biến chứng hay hậu quả gì? Dưới đây, My Auris sẽ chia sẻ kĩ hơn với bạn về các hậu quả này.
Acid có sẵn trong khoang miệng khiến tình trạng sâu răng nặng hơn
Trong quá trình ăn nhai, acid trong dịch nước bọt sẽ tiết ra để phân hủy thức ăn. Tuy nhiên, khi bạn bị sâu răng đến tủy, acid này sẽ tiếp xúc với phần tủy răng khiến bạn cảm thấy rất đau nhức. Ngoài ra, các lỗ hổng lớn trên răng sâu rất dễ bị các vụn thức ăn nhét vào và rất khó loại bỏ sạch hoàn toàn.
Đánh răng đau và chảy máu
Khi bị sâu răng đến mức độ 3, việc đánh răng hằng ngày cũng sẽ cảm thấy đau đớn hoặc thậm chí bị chảy máu. Cũng vì lý do này mà bạn thường có xcu hướng chải răng nhẹ nhàng hơn và nhanh chóng hơn, dẫn đến việc chải răng không kĩ lưỡng, các mảng bám và vi khuẩn lại có cơ hội để phát triển.
Tạo điều kiện cho vi khuẩn ăn mòn những răng khác xung quanh
Những chiếc răng xung quanh sẽ trở thành đối tượng tấn công mới của vi khuẩn khi chúng đã mòn hết tủy răng sâu. Ngoài ra, các cặn thức ăn khi kết hợp với chúng sẽ khiến chúng càng trở nên mạnh hơn, thúc đẩy tốc độ gây sâu các răng xung quanh diễn ra nhanh hơn.
Ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống
Răng sâu vào tủy dẫn đến viêm tủy cấp sẽ làm cho bệnh nhân trở nên mệt mỏi vào ban ngày và bị sốt vào ban đêm. Ngoài ra, các cơn đau cũng khiến bạn không còn hứng thú với việc ăn uống và không ngủ được. tình trạng này nếu kéo dài sẽ có thể làm tinh thần và cơ thể bị suy nhược.
Tốn kém nhiều thời gian và tiền bạc
Phương pháp điều trị cho răng sâu độ 3 phức tạp hơn nhiều so với các mức độ nhẹ. Chính vì thế, để điều trị dứt điểm thì cần thời gian dài và cũng tốn thêm kha khá thời gian để hồi phục. Việc chăm sóc răng miệng hằng ngày cũng cần kĩ lưỡng hơn và tốn nhiều thời gian hơn. Cuối cùng, chi phí cho các phương pháp điều trị răng sâu độ 3 đều tương đối cao.
Có thể gây ra biến chứng đặc biệt nguy hiểm
Các biến chứng cực kỳ nguy hiểm mà tình trạng sâu răng độ 3 có thể dẫn đến là:
- Làm chết tủy răng, răng không còn nguyên vẹn hình dạng.
- Răng bị mất hoàn toàn chức năng ăn nhai.
- Gây bệnh nha chu, viêm nướu chân răng, áp-xe chóp răng.
- Viêm nhiễm lây lan rộng, dẫn đến viêm toàn bộ ổ xương hàm.
Đến đây thông tin về răng sâu độ 3 là như thế nào chắc cũng đã được bạn nắm rõ phần nào. Dù bạn có bận rộn như thế nào, Kiến Thức Răng Sứ khuyên bạn nên dành thời gian đến nha khoa chất lượng cao như My Auris để được điều trị răng sâu độ 3 một cách chuyên nghiệp và an toàn nhất.
Jane Nguyễn