Răng sâu nặng sẽ dễ lan rộng sang các răng khác và để lại nhiều biến chứng, nhưng phương pháp điều trị nào phù hợp thì hãy cùng theo dõi bài viết sau.
Dấu hiệu răng sâu nặng
Sâu răng – căn bệnh rất dễ gặp ở mọi lứa tuổi và cũng dễ biến chuyển thành tình trạng nặng. Bạn cần biết rằng, sâu răng phát triển từ dưới bề mặt răng và vi khuẩn sẽ phá hủy men răng dần từ trong ra ngoài. Vì thế, tình trạng biến chuyển qua răng sâu nặng là khi bạn đã có thể nhận biết rõ ràng từ các dấu hiệu bên ngoài. Lúc này, men răng đã bị mất đi, bề mặt bị phá vỡ nên bạn có thể dễ dàng nhận thấy các dấu hiệu sau:
- Có các lỗ đen li ti trên bề mặt răng.
- Cảm thấy ê buốt khi ăn đồ nóng, lạnh hoặc cay.
- Cảm giác nhói hoặc nhức khi đánh răng.
- Những cơn đau nhức thỉnh thoảng xuất hiện, gây đâu khi ăn nhai.
- Gây ra mùi hôi khó chịu cho hơi thở.
Răng sâu nặng do đâu?
Các nhà nghiên cứu cho đến nay đã phát hiện ra rất nhiều yếu tố khiến răng sâu nặng, nhưng chung quy đều thuộc 4 nhóm nguyên nhân sau:
Do thức ăn
Các loại thức ăn có chứa nhiều đường và tinh bột như kẹo, bánh ngọt, chocolate rất dễ bám vào răng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, sinh sôi nhanh chóng. Đặc biệt, trong nước ngọt có chứa nhiều acid gây hại cho răng, cũng như trong cà phê, thuốc lá, rượu bia có chứa các chất kích thích cũng có thể khiến cho răng bị sâu.
Do vi khuẩn
Như đã nói ở trên, mảng bám thức ăn sẽ kết hợp với những enzyme có trong nước bọt thành vôi răng, trở thành nơi trú ngụ của vi khuẩn trên viền nướu. Loại cầu khuẩn gram dương kỵ khí tiêu biểu gây răng sâu là streptococcus mutans – hoạt động bằng cách lên men chất đường bột thành acid lactic ngấm vào các vết nứt trên mặt răng, phá hủy men và cấu trúc bền chắc của răng.
Do kết cấu răng
Các răng bị sứt mẻ, mọc lộn xộn, nghiêng lệch, men răng ngả vàng rất dễ bị sâu răng chuyển biến nặng. Ngoài ra, tình trạng răng sâu cũng dễ xảy ra đối với những người lớn tuổi. Nguyên nhân là do họ dễ bị tụt nướu khỏi hàm do bị lão hóa, nên dễ hình thành các mảng bám trên rễ chân răng, vi khuẩn từ đó sẽ tấn công đến ngà răng và chân răng, gây sâu răng nặng.
Vệ sinh răng miệng kém
Nguyên nhân cuối cùng làm răng sâu nặng này vô cùng quen thuộc, vi khuẩn sẽ có môi trường vô cùng thuận lợi để phát triển nếu răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ hoặc thay mới bàn chải thường xuyên. Ngoài ra, lợi cũng dễ bị tổn thương làm cho vi khuẩn gây bệnh sâu răng phát triển mạnh khi đánh răng không đúng cách.
Răng sâu nặng có để lại hậu quả gì nghiêm trọng không?
Trước khi tìm hiểu răng sâu phải làm sao, chúng ta hãy cùng tìm hiểu các biến chứng có thể gặp phải để có thể tự đánh giá được tầm quan trọng của việc điều trị căn bệnh này.
Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng
Sâu răng thông thường đã gây ra nhiều vấn đề, thì răng sâu nặng ảnh hưởng trực tiếp nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng. Một số biến chứng có thể xảy ra là:
- Cấu trúc răng bị phá hoại, gây đau nhức dai dẳng, có thể bị rụng mất răng.
- Răng sâu nặng đến tủy, làm tủy bị viêm, hoại tử hoặc chết tủy, chết các dây thần kinh và mạch máu.
- Gây áp xe răng, thậm chí nặng nhất là nhiễm trùng máu.
- Cổ chân răng bị mòn, chân răng bị đen do lớp men răng yếu.
- Ảnh hưởng đến các răng bên cạnh, có thể phải nhổ bỏ nhiều răng.
Gây mất thẩm mỹ
Ở tình trạng răng sâu nặng, sẽ có những lỗ hổng màu nâu hoặc đen với nhiều kích thước, hình dạng khác nhau có thể nhìn thấy trên bề mặt răng khi nói chuyện. Ngoài ra, mùi hôi từ hơi thở cũng sẽ làm bạn kém tự tin hơn trong khi giao tiếp.
Ảnh hưởng đến tâm lý, tinh thần, sinh hoạt hằng ngày
Có thể bạn cũng nhận thấy rằng các cơn đau răng thường sẽ kéo theo tình trạng đau đầu. Khi bị răng sâu nặng, các cơn đau này cũng xuất hiện với tần suất thường xuyên hơn, ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ, việc ăn uống. Điều này sẽ khiến bạn không thể luôn duy trì trạng thái tỉnh táo, tinh thần giảm sút nghiêm trọng.
Nguy hiểm đến tính mạng
Cuối cùng, biến chứng nguy hiểm nhất của răng sâu làm ảnh hưởng đến tính mạng. Tình trạng hoại tử tủy nếu không điều trị kịp thời sẽ nặng dần và lan xuống gây nhiễm trùng vùng hàm mặt, rồi tiếp tục gây nhiễm trùng máu, lan tiếp xuống trung thất, làm tính mạng bị đe dọa.
Răng sâu phải làm sao để điều trị dứt điểm?
Với các hậu quả nghiêm trọng như trên, bạn có lẽ cũng đã biết vì sao răng sâu nặng cần được điều trị kịp thời. Răng sâu phải làm sao còn tùy vào tình trạng răng hiện tại của bạn, hãy cùng tìm hiểu ở các mục dưới đây!
Răng sâu nặng có trám được không?
Răng sâu nặng có trám được không? Câu trả lời là có nhưng chỉ áp dụng được khi vết sâu nhỏ, chưa lan rộng và chỉ dừng ở lớp răng bên ngoài. Khi này bác sĩ sẽ nạo bỏ hoàn toàn phần răng sâu và gắn vật liệu composite hoặc amalgam,… có độ bám dính cao bằng tia Laser, có màu sắc tương đồng với màu răng. Bạn có thể hoàn toàn yên tam với chất liệu trám răng này vì nó giúp ngăn ngừa vi khuẩn tấn công răng rất tốt và tạo độ thẩm mỹ cao cho răng.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng trám răng chỉ là phương pháp điều trị sâu răng tạm thời vì sau một thời gian, miếng trám sẽ bị bung ra khỏi vị trí trám. Có thể là do va chạm, do kích thích từ lực nhai hay acid từ thực phẩm,… thì đều tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công vào các lỗ sâu cũ. Các răng sâu đều sẽ rất giòn và dễ vỡ sau khi đã chữa tủy và trám lại răng.
Răng sâu nặng có bọc sứ được không?
Đây là phương pháp thường được chỉ định điều trị nếu vết sâu lớn ảnh hưởng đến tủy, răng sâu ở vị trí răn hàm, các răng sâu bị vỡ quá lớn chỉ còn chân răng. Mão răng sứ lúc này sẽ bọc lấy răng bị sâu để bảo vệ răng thật thật khỏi các tác động từ bên ngoài và phục hồi chức năng ăn nhai, thẩm mỹ.
Thực tế thì, phương pháp bọc răng sứ chỉ thực hiện được khi răng sâu nhưng chân răng và sức khỏe răng miệng vẫn tốt. Bọc răng sứ có thể sử dụng được đến 20 năm nếu bạn lựa chọn nha khoa uy tín, bác sĩ thực hiện có tay nghề cao, sử dụng loại sứ tốt và vệ sinh răng kĩ lưỡng.
Nhổ bỏ răng
Cuối cùng, biện pháp nhổ bỏ răng sâu sẽ được áp dụng khi bị nhiễm trùng quá nặng, bị áp xe khiến thân răng bị vỡ mẻ, chân răng lung lay, răng thật không thể phục hồi được nữa. Sau khi nhổ răng, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn kĩ lưỡng về các biện pháp phục hình răng đã mất để đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mĩ.
Các biện pháp phục hình răng bạn có thể tham khảo là cấy ghép implant hoặc làm cầu răng sứ. Tuy nhiên, trồng răng implant hiện được xem là phương pháp tốt nhất hiện nay với các ưu điểm vượt trội.
Nếu bạn còn thắc mắc về vấn đề nào liên quan đến tình trạng răng sâu, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với hotline 090 195 8868 của nha khoa My Auris để được tư vấn và đặt lịch hẹn thăm khám, điều trị.
Phương Trang