Răng sâu tự lành được không là điều nhiều người hay nghĩ đến khi phát hiện có lỗ sâu nhỏ, vì việc hàn trám răng là một trải nghiệm không hề dễ chịu.
Như thế nào là bị sâu răng?
Theo thống kê của WHO, răng sâu luôn là một căn bệnh phổ biến ở nhiều quốc gia. Trong đó, trẻ em có tỷ lệ mắc bệnh là 60-90% và người trưởng thành là gần như 100%. Sâu răng là khi vi khuẩn có trong khoang miệng phá hủy và tấn công các liên kết mô răng bằng cách sử dụng đường lên men tạo ra acid ăn mòn các chất vô cơ ở men răng và ngà răng. Những điều này sẽ gây ra những lỗ sâu răng nhanh hơn bình thường.
Dấu hiệu bị sâu răng
Những dấu hiệu dưới đây giúp bạn có thể dễ dàng nhận biết mình có đang bị sâu răng hay không:
- Xuất hiện các đốm đen trên bề mặt
Đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất, nhưng lại rất ít người chú ý đến vì lúc đầu, các đốm này chỉ hơi sậm màu hơn màu răng một chút.
- Nướu bị sưng hoặc chảy máu
Khi bị sâu răng, mô nướu sẽ trở nên nhạy cảm hơn và bị sưng đau. Khi có các ngoại lực tác động từ bàn chải, chỉ nha khoa,… cũng có thể khiến nướu bị chảy máu và nhiễm trùng.
- Hơi thở hôi và có vị khó chịu
Các vi khuẩn gây sâu răng cũng góp phần lớn tạo nên mùi hôi trong hơi thở. Ngoài ra, vị đắng trong miệng làm bạn ăn không ngon miệng cũng là do vi khuẩn gây ra.
- Răng trở nên nhạy cảm
Ngoài việc nướu trở nên nhạy cảm, răng cũng thế, đặc biệt là khi ăn uống các món quá nóng hoặc quá lạnh.
- Xuất hiện những lỗ sâu trên răng
Các lỗ sâu nhỏ trên răng hoặc các kẽ hở giữa 2 răng cũng là do vi khuẩn gây sâu răng gây ra. Vụn thức ăn sẽ rất dễ mắc vào các lỗ nhỏ này và tạo điều kiện cho bệnh sâu răng phát triển nặng hơn.
- Đau buốt khi ăn nhai
Cuối cùng, bạn có thể cảm thấy đau buốt khi ăn nhai hoặc vế inh răng miệng. Nguyên nhân là do ngà răng đã bị bào mòn, ảnh hưởng đến các dây thần kinh trong răng.
Hậu quả mà sâu răng đem lại
Trước khi tìm hiểu răng sâu tự lành được hay không, chúng ta cần tìm hiểu các biến chứng mà bệnh sâu răng đem lại cho chúng ta.
Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng
Khi bị sâu răng, cấu trúc răng có thể bị phá hoại, thậm chí có thể dẫn đến mất răng. Các vi khuẩn cũng sẽ lây nhiễm mô quanh chóp răng gây viêm mạn tính hoặc cấp tính (dẫn đến áp xe) tùy theo hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, viêm tủy răng cũng có thể xảy ra, làm chết các dây thần kinh, hoại tử, chết tủy.
Gây mất thẩm mỹ
Các chấm đen trên bề mặt răng và các lỗ hổng màu nâu đen hoàn toàn có thể nhìn thấy được khi nói chuyện. Ngoài ra, sâu răng cũng gây sưng má, khiến hơi thở có mùi dẫn đến sự e ngại kém tự tin khi giao tiếp.
Ảnh hưởng đến tâm lý và tinh thần
Việc đau nhức răng thường gắn liền với các cơn đau đầu, dễ khiến bạn bị mất ngủ và dẫn đến đuối sức do các cơn đau về đêm, đau dai dẳng hàng tuần liền. Cộng thêm việc cũng khiến bệnh nhân bị hạn chế trong việc ăn uống, bệnh nhân sâu răng sẽ dễ bị đuối sức, tinh thần dễ bị giảm sút dẫn đến tâm lý cau gắt với mọi người xung quanh.
Có thể nguy hiểm đến tính mạng
Nếu răng sâu để lâu ngày không được điều trị dứt điểm sẽ dẫn đến tình trạng viêm tủy, cũng dẫn đến hoại tử. Nếu vết hoại tử diễn biến nặng sẽ dẫn đến bị nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng máu hoặc lan xuống trung thất. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tính mạng bị đe dọa từ bệnh sâu răng.
Răng sâu tự lành được không?
Nhiều người cho rằng răng sâu tự lành không được vì cho rằng răng là bộ phận duy nhất trong cơ thể không có khả năng tự phục hồi, mà cần phải được điều trị khi có vấn đề. Tuy nhiên, điều này cũng không hoàn toàn chính xác. Trong thực tế, răng sâu tự lành vẫn hoàn toàn có thể xảy ra.
Điều kiện để răng sâu tự lành
Muốn răng sâu tự lành, cần đáp ứng 2 điều kiện sau:
- Tổn thương khử khoáng chưa xâm nhập vào ngà răng bên dưới
Nếu tình trạng sâu răng mới chỉ ở phái trên lớp men răng chứ chưa lan đến lớp ngà răng thì thì vẫn có thể tự lành được. Nguyên nhân là do ở lớp men răng có quá trình tái khoáng liên tục xảy ra, khiến lỗ sâu sẽ không lớn thêm mà sau 1 khoảng thời gian có thể tự hồi phục. Tuy nhiên, dưới lớp ngà răng không có khả năng tái khoáng nên khi vết sâu răng phát triển vượt qua ranh giới giữa lớp men và ngà sẽ lan rộng và không thể tự lành một cách tự nhiên.
- Tiến hành đúng các phương pháp hạn chế mất khoáng và tăng cường tái khoáng liên tục
Các phương pháp hạn chế mất khoáng và tăng cường tái khoáng liên tục hầu như đều liên quan đến cách chăm sóc răng miệng và chế độ ăn uống.
- Bạn nên chải răng ít nhất 2 lần/ngày, kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để giảm sự phát triển của vi khuẩn và acid gây hại cho men răng. Đặc biệt, khác với đánh răng thông thường, bạn không nên súc miệng rửa sạch hoàn toàn kem đánh răng và khoảng 30 phút sau đó không nên ăn uống gì để men răng có thời gian hấp thụ fluoride trong kem đánh răng và thành phần khoáng trong nước bọt.
- Về chế độ ăn uống, hãy hạn chế tiêu thụ quá nhiều đường để tránh làm tăng lượng acid được sản xuất bởi vi khuẩn. Các loại thực phẩm nên bổ sung là rau xanh, pho mát, cá và trứng vì chúng rất giàu vitamin, khoáng chất giúp thúc đẩy quá trình tái khoáng.
Răng sâu tự lành nhờ tác động từ phương pháp khoa học
Với nền y học phát triển như hiện nay, các nhà khoa học tại Viện Nha khoa ĐH London đã tìm ra kỹ thuật mới giúp thúc đẩy quá trình răng sâu tự lành mà hoàn toàn không gây khó chịu cho người bệnh. Với phương pháp cũ, bác sĩ phải điều trị bằng cách hút tủy và hàn trám răng sâu bằng vật liệu amalgam hay composite. Để giúp răng sâu tự lành, kỹ thuật mới EAER sẽ sử dụng một dòng điện nhỏ truyền vào răng bị sâu để kích thích hoạt động của các khoáng chất như canxi và photpho. Ưu điểm của phương pháp này có thể kể đến là:
- Loại bỏ được việc tiêm thuốc gây tê và sử dụng máy khoan.
- Đồng thời giúp răng trắng sáng hơn.
- Điều trị sâu răng nhẹ nhàng hơn, không gây đau đớn.
- Có hiệu quả hiện tại là tương đương với các phương pháp truyền thống và đang tiếp tục được nghiên cứu để đạt hiệu quả cao hơn.
Hiện tại phần công nghệ của phương pháp đột phá này đã hoàn thành và đang trong giai đoạn tìm kiếm đầu tư. Các nhà khoa học tuyên bố rằng trong 3 năm tới, phương pháp này sẽ sẵn sàng để đưa vào sử dụng.
Cách phòng ngừa bệnh sâu răng
Thay vì để bị sâu răng rồi băn khoăn với câu hỏi răng sâu tự lành được không, bạn nên chủ động phòng ngừa căn bệnh này lại là cách tốt hơn.
- Có thể dùng kem đánh răng và nước súc miệng có chứa fluor bôi lên bề mặt răng và súc miệng.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ 2-3 lần/ngày, sử dụng kèm chỉ nha khoa và nước súc miệng.
- Cần đi khám răng định kỳ từ 3-6 tháng để phát hiện và xử lý kịp thời các bệnh lý nha khoa.
- Hạn chế ăn các món ăn nhiều đường như bánh kẹo, sữa, các loại nước ngọt có gas.
Nếu đã lâu rồi mà bạn hay người thân của bạn chưa đến nha khoa tái khám định kì, để ngòng ngừa sâu răng nặng, bạn có thể đến nha khoa My Auris. Khi sử dụng dịch vụ khám nha khoa tổng quát tại My Auris, bạn chắc chắn sẽ hài lòng với việc trải nghiệm hành trình khách hàng chuẩn quốc tế WTS.
Jane Nguyễn