25.6 C
Ho Chi Minh City
Thứ Hai, Tháng Mười 14, 2024
spot_img

Răng sâu vào tủy: có nguy hiểm không và cách chữa trị là gì?

Răng sâu vào tủy là dấu hiệu cho thấy sâu răng đang tiến triển nặng, có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe nếu không được chữa trị sớm.

Răng sâu vào tủy là tình trạng như thế nào?

Cấu tạo một chiếc răng bao gồm: thân răng ở ngoài nướu và chân răng là phần ở trong xương hàm. Vùng chóp (cuống) răng chính là đỉnh của mỗi chân răng, nơi mạch máu và thần kinh đi vào trong răng.

răng sâu vào tủy,răng sâu ăn vào tuỷ,răng sâu vào tủy phải làm sao,rang sau vao tuy,rang sau an vao tuy,rang sau vao tuy phai lam sao

Cấu tạo của thân răng sẽ gồm các lớp: 

  • Lớp ngoài cùng là men răng rất cứng.
  • Lớp thứ 2 là ngà răng, mềm hơn men răng.
  • Ở giữa răng là 1 buồng rỗng ở cả thân răng (buồng tủy) và chân răng (ống tủy), chứa tủy răng bao gồm mạch máu và dây thần kinh. Tủy răng ở phần thân răng gọi là tủy buồng. Tủy răng ở phần chân răng gọi là tủy chân. 

Khi bị sâu răng, tổ chức cứng của răng bị tấn công, bị tiêu dần đi và có các lỗ trên mặt răng. Về lâu dài mà không được điều trị, tổ chức cứng này sẽ bị phá hủy nhiều hơn, ăn sâu xuống dưới và vào tủy răng. Khi này răng sâu ăn vào tủy sẽ xảy ra và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và toàn thân.

Dấu hiệu cho thấy bị răng sâu vào tủy

Ở mỗi giai đoạn khác nhau của răng sâu vào tủy sẽ có dấu hiệu khác nhau. Nhưng nhìn chung ở giai đoạn nào, người bệnh cũng đều cảm thấy đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng xấu tới việc ăn nhai và giao tiếp.

Ở giai đoạn đầu

Khi răng sâu vào tủy ở giai đoạn đầu, bạn sẽ bị ê buốt răng khi ăn đồ nóng/lạnh, khi thay đổi về áp suất hoặc cảm thấy răng đau nhức thoáng qua từng cơn ngắn. 

Ở giai đoạn tiếp theo

Ở giai đoạn này, răng sâu ăn vào tủy sẽ bị đau nhức nhiều hơn. Cơn đau có thể đau theo từng cơn dữ dội, lan lên nửa đầu hoặc đau âm ỉ cả một vùng, kéo dài cả ngày hoặc về đêm. Khi này thuốc giảm đau đã hoàn toàn không còn tác dụng. Tình trạng răng đau nhức quá nhiều sẽ làm bạn không ăn nhai được, ảnh hưởng đến sinh hoạt và làm việc, đặc biệt là khiến bạn mất ngủ vào ban đêm. 

Ở giai đoạn sau

Sau một thời gian bị đau nhức khủng khiếp, bạn có thể sẽ không cảm thấy đau nữa. Nguyên nhân không phải là do răng sâu vào tủy đã hết mà là tủy răng đã chết rồi. Khi này bạn có thể dễ dàng nhận thấy có ổ mủ hay mủ chảy ra ở vùng lợi ngang chân răng, có các nốt trắng ở lợi, răng bị lung lay, mặt bị sưng to. Các dấu hiệu này cho thấy tình trạng sâu răng của bạn dã rất nghiêm trọng và cần điều trị gấp để hạn chế các biến chứng nguy hiểm.

răng sâu vào tủy,răng sâu ăn vào tuỷ,răng sâu vào tủy phải làm sao,rang sau vao tuy,rang sau an vao tuy,rang sau vao tuy phai lam sao

Răng sâu vào tủy có để lại biến chứng gì không?

Răng sâu vào tủy răng xảy ra ở cả tủy buồng và tủy chân nên các biến chứng mà nó để lại cũng nghiêm trọng hơn nhiều so với sâu răng thông thường.

Gây vỡ thân răng, có thể mất răng vĩnh viễn

Sâu răng vào tủy cũng gây vỡ thân răng và khiến răng không thể đảm nhận được chức năng ăn nhai nữa. Nếu thân răng vỡ to lan xuống chân răng, tủy răng chết dần thì bạn sẽ bị mất răng vĩnh viễn.  

Lợi xung quanh răng đau sưng, viêm gây hôi miệng

Răng sâu ăn vào tủy cũng tạo hốc làm chỗ lưu giữ thức ăn, khiến cho tình trạng hôi miệng xảy ra. Ngoài ra, răng sâu vào tủy gây vỡ cũng tạo điều kiện cho lợi ở kẽ răng dễ bò vào lấp kín hốc sâu răng, gây viêm và hôi miệng.

Gây viêm nhiễm vùng chóp

Phần tủy bị viêm ở răng sâu không được lấy bỏ đi ngay sẽ làm viêm nhiễm tới vùng chóp (cuống) răng và lan rộng ra các tổ chức lân cận. Điều này sẽ gây nhiều biến chứng nặng nề như làm giảm chức năng ăn nhai và thẩm mỹ, thậm chí có thể gây tử vong.

Ảnh hưởng đến các răng xung quanh 

Vấn đề viêm nhiễm ở vùng chóp sẽ gây ra nhiều vấn đề khác như có ổ mủ ở vùng chóp răng gây sưng mặt, đau, răng lung lay, abscess chóp răng. Các ổ nhiễm này về lâu dài sẽ lan rộng viêm nhiễm đến các răng xung quanh, thậm chí phải nhổ bỏ gây mất nhiều răng.

Làm tổn thương đến xương hàm

Song song với các răng kề bên, ổ nhiễm trùng từ chóp răng cũng gây viêm xương hàm. Khi này, xương hàm sẽ bị gãy, tổn thương đến hệ thống dây thần kinh và mạch máu,… Việc hình thành các nang to trong xương hàm sẽ gây phá hủy tổ chức xương nhiều, thậm chí không thể khôi phục lại chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.

Ngoài ra, biến chứng xương hàm do răng sâu vào tủy sẽ làm cho tình trạng bệnh tim mạch, tiểu đường tiến triển nặng hơn, khó kiểm soát hơn.

Nhổ răng

Răng sâu vào tủy phải làm sao?

Răng sâu vào tủy phải làm sao còn phụ thuộc vào tình trạng răng hiện tại hoặc bạn đang gặp phải các biến chứng nào. Hiện có 4 phương pháp điều trị sau đây:

Chữa tủy răng

Đây là cách điều trị răng sâu ăn vào tủy phổ biến nếu vẫn có thể điều trị được. Khi này các bác sĩ sẽ mở ống tủy bằng dụng cụ nha khoa chuyên dùng, sau đó loại bỏ tủy nhiễm khuẩn ở buồng tủy và các ống tủy. Các ống tủy sau sẽ được trám bít ống tủy bằng vật liệu gutta percha. Phần thân răng ở trên sẽ được hàn tạo hình lại để giúp ngăn chặn tình trạng vi khuẩn tấn công trở lại.

Chữa tủy lại

Nếu sau khi chữa tủy, tình trạng viêm nhiễm vẫn không hết, bác sĩ sẽ phải chữa tủy lại. Ngoài các bước giống với chữa tủy, trước khi làm sạch ống tủy, bác sĩ sẽ phải lấy hết chất trám bít trong ống tủy ra.

Cắt cuống (chóp) răng

Trước khi tiến hành cắt chóp răng, bác sĩ sẽ gây tê cho bệnh nhân. Sau đó, bác sĩ sẽ rạch lợi để loại bỏ xương để lộ phần chóp răng nhiễm trùng rồi loại bỏ ổ viêm nhiễm và phần chân răng nằm trong ổ viêm. Cuối cùng, bác sĩ trám bít ống tủy ở phần chân răng còn lại và lấp đầy lỗ hổng ở phần xương bằng xương nhân tạo, rồi khâu kín niêm mạc bị rạch lại. 

Nhổ răng

Khi mà phần tủy đã chết hoàn toàn và các phương pháp trên không thể thực hiện được nữa, bác sĩ sẽ buộc phải chỉ định nhổ răng. Bạn đừng quá lo về vấn đề đau đớn hay chảy máu khi nhổ răng sâu vào tủy opwr nha khoa My Auris vì trước khi tiến hành, các bác sĩ ở đây đều sẽ gây tê và nhổ răng bằng các dụng cụ và phương pháp hiện đại như công nghệ nhổ răng siêu âm Piezotome. 

Việc nhổ bỏ răng sâu này cũng thường đi kèm với việc phục hình răng đã mất để tránh các biến chứng như: tiêu xương hàm, các răng bị xô lệch, hóp má, lão hóa,… Nếu bạn cần được biết rõ hơn về các phương pháp phục hình răng, bạn có thể liên hệ hoặc đến ngay nha khoa My Auris để được trải nghiệm hành trình khách hàng chuẩn quốc tế WTS ngay từ khâu tư vấn.

Phương Trang

Có thể bạn quan tâm

Social

0FansLike
3,912FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
- Advertisement -spot_img

Bài viết phổ biến