Bọc răng sứ hay làm răng sứ là giải pháp tân trang cho răng, đem đến tính thẩm mỹ và nụ cười hoàn hảo hơn. Song, không phải ai sử dụng cũng được đẹp và cứng chắc như lúc mới phục hình. Vì vậy, răng sứ bị lung lay phải làm sao, hãy cùng My Auris tìm hiểu cách khắc phục qua bài viết sau đây nhé.
Răng sứ cố định không?
Răng sứ hay còn được gọi là mão sứ – có màu sắc, kích thước và hình dáng tương tự như răng thật. Răng sứ được phục hình trên cung hàm thông qua 2 phương pháp là bọc răng sứ và dán sứ veneer. Dù là phương pháp này thì răng sứ vẫn được phục hình cố định trên cung hàm, không thể tự do tháo lắp tại nhà.
Khi răng sứ đã được chế tác hoàn chỉnh, bác sĩ sẽ hẹn khách hàng đến thử răng. Nếu như không còn cộm cấn, chuẩn khớp cắn, bác sĩ sẽ cố định răng sứ bằng keo chuyên dụng trên cung hàm.
Mỗi loại răng sứ sẽ có tuổi thọ khác nhau, trung bình 5-10 năm hay 10-20 năm. Tuy nhiên, con số này có sự khác nhau tùy vào cách chăm sóc, ăn uống, vệ sinh và sử dụng răng sứ như thế nào.
Nguyên nhân răng sứ bị lung lay
Mặc dù răng sứ đã được cố định cứng chắc trên cung hàm để đảm bảo ăn nhai nhưng vẫn có những trường hợp sau thời gian sử dụng răng sứ bị lung lay. Vậy nguyên nhân do đâu?
Vệ sinh răng miệng không tốt
Nếu quá trình chăm sóc, vệ sinh răng miệng không kỹ sẽ làm tồn đọng thức ăn ở chân răng, kẽ răng. Điều này khiến mảng bám, vi khuẩn tích tụ nhiều và tấn công vào tổ chức quanh răng gây ra các bệnh lý viêm nướu, viêm nha chu, nhiễm trùng răng. Lúc này, chân răng bị suy yếu và không trụ nổi răng sứ dẫn đến răng sứ lung lay, mất ổn định.
Mất liên kết lớp keo dán sứ
Răng sứ bị lung lay, lỏng lẻo có thể do lớp keo cố định giữa răng sứ và cùi răng thật bị phá vỡ do tiếp xúc với môi trường acid và nước bọt trong khoang miệng. Khi này sẽ xảy ra hiện tượng rỗng cùi và răng sứ rất dễ bị rơi ra ngoài, nhất là quá trình ăn nhai.
Kỹ thuật bọc răng sứ
Bác sĩ thực hiện bọc sứ kém tay nghề, thiếu kinh nghiệm khiến cho răng sứ không được sát khít với cùi răng, tạo khe hở ở chân răng gây nhồi nhét thức ăn. Khi này, răng sứ không chỉ bị lung lay mà còn khiến cho vi khuẩn tấn công vào cùi răng thật gây bệnh lý sâu răng.
Chưa điều trị dứt điểm bệnh lý
Trước khi bọc răng sứ, làm răng sứ phải điều trị bệnh lý răng miệng triệt để. Trường hợp không điều trị trước mà vẫn bọc răng sứ sẽ khiến cho cùi răng thật bị suy yếu, răng nhạy cảm. Lúc này, răng sứ dễ bị lỏng lẻo, lung lay.
Răng sứ bị lung lay gây ảnh hưởng gì?
Với các trường hợp răng sứ có dấu hiệu bắt đầu lung lay, lỏng lẻo, nên đến nha khoa để được kiểm tra, tìm ra nguyên nhân và bác sĩ đưa ra hướng khắc phục phù hợp. Bởi răng sứ lung lay càng để lâu dài sẽ gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng như sau:
- Răng sứ lung lay, lỏng, cùi răng thật bên trong bị hở nên sẽ tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, mảng bám. Lúc này, răng sẽ bị kích ứng bởi thức ăn, nhất là nhiệt độ nóng hoặc lạnh gây ê buốt, đau nhức kéo dài.
- Mão răng sứ không ổn định ở một vị trí, có thể lệch ra khỏi cùi răng cản trở quá trình ăn nhai, gây đau nhức. Trường hợp, răng lỏng mà vẫn để nhai có thể làm rơi răng ra ngoài, dẫn đến vỡ, mẻ, phải làm răng sứ mới, tốn kém chi phí.
- Răng sứ lung lay, lỏng lẻo làm hở chân răng, mảng bám ở khe hở giữa cùi răng và mão sứ tích tụ, nhồi nhét. Nếu không được làm sạch sẽ gây hôi miệng ảnh hưởng đến giao tiếp. Đồng thời, đó là môi trường lý tưởng để vi khuẩn tấn công và gây ra các bệnh lý sâu răng, viêm nướu và thậm chí là mất răng.
- Mão răng lỏng lẻo cũng gây mất thẩm mỹ đáng kể cho nụ cười và khuôn mặt, bởi giữa mão sứ và nướu không sát khít.
Vì thế, không nên để tình trạng này kéo dài mà cần tìm nguyên nhân và khắc phục càng sớm càng tốt. Điều này không chỉ kéo dài tuổi thọ cho răng sứ mà còn bảo tồn răng thật tối đa.
Răng sứ bị lung lay phải làm sao?
Nhiều người thấy răng sứ bị lung lay lo sợ, tuy nhiên, các bác sĩ khuyên mọi người gặp trường hợp này hãy bình tĩnh và đến ngay nha khoa. Từ đó, bác sĩ kiểm tra sức khỏe răng miệng cũng như tìm ra nguyên nhân khiến răng sứ lung lay mà đưa ra hướng khắc phục phù hợp.
Sau khi kiểm tra, thăm khám và xác định được nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ ra cách khắc phục phù hợp. Cụ thể như sau:
- Mão sứ chế tác không chính xác: Bác sĩ sẽ phải tháo bỏ mão sứ cũ, sau đó điều chỉnh lại cùi răng thật và tiến hành lấy dấu để thiết kế ra một mão sứ mới. Từ đó, mão sứ mới sát khít với chân răng, không có kẽ hở và cứng chắc hơn.
- Do keo dán hết dính: Nếu răng sứ lỏng lẻo, bị lung lay do lớp keo dán liên kết bị phá hủy, bác sĩ sẽ gắn lại răng sứ với lớp keo dán mới.
- Do bệnh lý răng miệng: nếu như răng sứ bị lung lay do bệnh lý về răng miệng gây ra, bác sĩ sẽ phải tháo mão sứ ra để điều trị bệnh lý triệt để. Nếu bệnh ở mức độ nhẹ, có thể bảo tồn răng thật, bác sĩ vệ sinh và điều trị đến khi dứt điểm thì bọc sứ lại. Trường hợp bệnh lý nặng, nguy cơ nhiễm trùng cao, sẽ phải nhổ bỏ răng thật và tiến hành trồng răng giả sau đó.
Bên cạnh điều trị tại nha khoa, trong thời gian sử dụng răng sứ, để kéo dài tuổi thọ, mọi người cũng cần chú ý vệ sinh và chăm sóc răng miệng kỹ, đúng cách và đều đặn mỗi ngày.
- Đánh răng đều đặn 2 lần trong ngày vào sáng và tối, và sau mỗi bữa ăn.
- Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, tăm nước, nước súc miệng, nước muối,… để tăng hiệu quả làm sạch mảng bám, vụn thức ăn và diệt khuẩn.
- Ăn uống đúng cách, hạn chế ăn thực phẩm quá cứng, quá dai, quá nóng hay quá lạnh.
- Thường xuyên thăm khám nha khoa, thông thường định kỳ 3-6 tháng/ lần.
Hy vọng với những thông tin trong bài viết về răng sứ bị lung lay phải làm sao giúp mọi người giải đáp được thắc mắc. Từ đó, biết cách xử lý cũng như vệ sinh và chăm sóc răng miệng đúng cách để kéo dài tuổi thọ răng sứ cũng như nâng cao sức khỏe răng miệng. Nếu vẫn còn băn khoăn, hãy liên hệ ngay nha khoa My Auris để được tư vấn và đặt lịch thăm khám sớm nhất nhé.
Anh Thy