Bọc răng sứ bị ê buốt sẽ thường gây cảm giác khó chịu và gặp nhiều bất tiện thường ngày. Nguyên nhân do đâu dẫn đến tình trạng này và biện pháp khắc phục là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Tìm hiểu chung về bọc răng sứ
Các trường hợp nào nên bọc răng sứ?
Bọc răng sứ trong nhiều năm trở lại đây đã trở thành một phương pháp thẩm mỹ răng quen thuộc đối với mọi người. Dưới đây là các trường hợp nên thực hiện bọc răng sứ:
- Răng bị ố vàng, nhiễm màu nặng: nguyên nhân do phải sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh, hoặc do nghiện thuốc lá lâu ngày.
- Răng bị mẻ, bị vỡ: do có thói quen sử dụng răng để nhai cắn đồ cứng, do bị tai nạn,…
- Răng bị hư chết tủy: răng bị chết tủy sẽ bị giòn và dễ gãy. Việc bọc răng sứ sẽ tạo một lớp bao bọc bên ngoài để bảo vệ răng thật.
- Răng thưa, răng hở kẽ: đây là những trường hợp răng bị thưa nhiều, không thể sử dụng biện pháp hàn trám để làm khít khoảng hở.
- Răng bị hô hoặc móm nhẹ: đây là một phương pháp mới nhanh chóng hơn để điều trị răng bị hô hoặc móm nhẹ thay vì phải niềng răng.
- Răng mọc lộn xộn, không đều: đây cũng là phương pháp giúp bệnh nhân có được hàm răng đều đẹp trong thời gian ngắn thay vì phải niềng răng trong thời gian dài.
Nguyên nhân nào khiến bọc răng sứ bị ê buốt?
Việc bọc răng sứ bị ê buốt thật ra là tình trạng thông thường vẫn hay gặp cho dù kỹ thuật bọc răng sứ hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ xảy ra ở vài ngày đầu sau khi bọc răng sứ, sau đó sẽ hoàn toàn chấm dứt. Nếu tình trạng làm răng sứ bị ê buốt vẫn tiếp tục diễn ra một thời gian dài sau đó, có thể là do các nguyên nhân sau:
Nứu chưa kịp thích nghi với mão răng sứ:
Sau khi lắp mão răng sứ, nứu có thể sẽ không kịp thích nghi và trở nên nhạy cảm hơn, gây ra tình trạng đau nhức và ê buốt răng.
Chưa điều trị tủy triệt để:
Để bọc răng sứ, bác sĩ phải rút tủy ra trước khi bọc mão sứ vào. Nếu rút tủy không triệt để sẽ làm vi khuẩn lưu lại, làm cho ca phụ hình răng sứ bị ê buốt.
Mài men răng quá nhiều:
Nếu men răng bị mài quá nhiều, răng thật sẽ bị tổn thương, gây ra tình trạng răng sứ bị ê buốt trong thời gian dài. Chú ý chỉ nên mài men răng đúng tỉ lệ cho phép khi điều trị.
Do người bệnh có cơ địa nhạy cảm:
Có nhiều trường hợp bệnh nhận có cơ địa quá nhạy cảm nên sau khi gặp tác động từ bên ngoài như bọc răng sứ, cơ thể sẽ chưa kịp thích ứng, và ê buốt răng là một phản ứng chắc chắn sẽ xảy ra.
Sai sót trong kích thước răng sứ:
Nguyên nhân này thường xuất phát từ việc tính toán sai kích thước của răng sứ. Răng sứ chế tác ra sẽ không khít với cùi răng, làm tác động vào phần nứu sau một thời gian ăn nhai.
Lắp răng sứ không chuẩn khớp cắn:
Khi lắp mão răng sứ bị lệch khớp cắn hoặc không khớp với răng thật, việc ăn nhai sẽ gặp bất tiện, bị cộm. Lực ăn nhai bị dồn lên phần thân răng sứ, làm tăng áp lực lên phần chân răng thật, gây đau nhức, ê buốt.
Do keo dán nha khoa bị lỏng:
Keo dán mão răng sứ vào răng thật bị lỏng hoặc rò rỉ ra ngoài thường do keo được sử dụng là keo kém chất lượng, không rõ nguồn gốc. Ngoài việc gây ê buốt, keo bị lỏng cũng có thể làm mão răng sứ bị rớt ra ngoài.
Chất lượng răng sứ kém:
Cũng giống như keo dán nha khoa kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, răng sứ kém chất lượng cũng gây ra tình trạng sau khi dán răng sứ bị ê buốt. Các răng sứ này thường sẽ không tương thích sinh học tốt, tính dẫn nhiệt trong môi trường khoang miệng không đảm bảo, làm ê buốt răng khi ăn thức ăn nóng/lạnh.
Có thói quen nghiến răng:
Việc nghiến răng sẽ làm các răng sứ đối diện tác động lẫn nhau một lực lớn, về lâu dài sẽ gây ra tình trạng răng sứ bị ê buốt.
Bọc răng sứ bị ê buốt phải làm sao?
Phương pháp điều trị răng sứ bị ê buốt tại nha khoa
Khi cảm thấy răng sứ bị ê buốt, cách giải quyết tốt nhất nên được ưu tiên đó là đến Nha khoa để được bác sĩ kiểm tra tình trạng và điều trị. Tùy theo nguyên nhân và tình trạng răng sứ mà bác bác sĩ sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau:
Chỉ định dùng gel làm mát:
Đây là phương pháp được áp dụng tạm thời nếu sau khi bọc răng sứ bị ê buốt do mài men răng quá nhiều. Cần lưu ý chỉ sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ và sử dụng đúng liều lượng được chỉ định.
Sử dụng thuốc giảm đau:
Phương pháp này sẽ được chỉ định nếu răng sứ bị ê buốt làm cho sinh hoạt gặp khó khăn. Thường thì các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc có chứa các hoạt chất gây tê nhẹ ở ngưỡng an toàn.
Điều trị dứt điểm các bệnh lý về răng miệng:
Bác sĩ sẽ tháo răng sứ trước khi tiến hành điều trị dứt điểm các bệnh lý về răng miệng. Sau khi chữa khỏi hoàn toàn các bệnh này, răng sứ sẽ được gắn lại.
Lắp lại mão sứ:
Nếu sau khi làm răng sứ bị ê buốt do lắp sai kỹ thuật, bác sĩ sẽ tháo răng sứ cũ, mài thêm cùi răng nếu cần, và điều chỉnh lại răng sứ cho vừa sát khít với viền nứu.
Thay mão răng sứ mới:
Nếu bạn bị ê buốt do cơ địa dị ứng với chất liệu răng sứ, hoặc răng sứ bị cộm, cong vênh, bác sĩ sẽ lấy lại dấu hàm và làm lại mão răng sứ khác cho bạn.
Khi bạn đến Nha khoa, các bác sĩ sẽ lựa chọn cho bạn phương pháp điều trị phù hợp nên bạn sẽ không cần phải băn khoăn bọc răng sứ ê bị buốt phải làm sao.
Phương pháp cải thiện răng sứ bị ê buốt tại nhà
Mặc dù nói rằng sau khi phủ răng sứ bị ê buốt bạn nên đến ngay nha khoa gặp các sĩ, nhưng không phải lúc nào bạn cũng có thể đến ngay nha khoa. Dưới đây là một số phương pháp trả lời cho câu hỏi “bọc răng sứ bị ê buốt phải làm sao?” có thể làm dịu tình trạng bị ê buốt tại nhà:
Sử dụng thuốc giảm đau:
Nếu trước đó bạn đã hỏi qua ý kiến bác sĩ, bạn có thể sử dụng các loại thuốc như Ibuprofen, acetaminophen,… để giảm đau nhanh chóng nhất. Bạn vẫn nên uống thuốc giảm đau đúng theo đơn của bác sĩ đã kê.
Sử dụng nước muối để súc miệng:
Để loại bỏ vi khuẩn và làm sạch dịch quanh răng sứ, bạn có thể dùng nước muối pha loãng để súc miệng.
Chườm đá:
Việc chườm đá vào chỗ gần răng sứ, cơn đau ê buốt có thể giảm tạm thời. Tuy nhiên, không chườm trực tiếp lên vị trí bọc răng sứ vì sẽ làm tình trạng ê buốt nghiêm trọng hơn.
Sử dụng hàm bảo vệ răng:
Hàm bảo vệ răng sẽ giúp bạn hạn chế các răng khác chạm trực tiếp vào răng sứ, đặc biệt là đối với những người có tật nghiến răng.
Với tiêu chuẩn WTS đạt chuẩn quốc tế của Nha khoa My Auris, bạn chắc chắn sẽ có thể hoàn toàn yên tâm khi bọc răng sứ tại đây với việc hạn chế tối đa việc bọc răng sứ bị hở. Ngoài ra, bạn cũng sẽ được bảo hành răng sứ trong trường hợp hi hữu bọc răng sứ bị hở, cũng như tư vấn tận tình cho các thắc mắc về việc bọc răng sứ bị hở thì phải làm sao.
Phương Trang