25 C
Ho Chi Minh City
Thứ Hai, Tháng Mười 14, 2024
spot_img

Tìm hiểu chung về 6 điều thắc mắc về bệnh gút để phòng ngừa

Bệnh gút gây ra tình trạng sưng, đau đột ngột ở khớp, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày, nên hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về nó để biết cách phòng ngừa.

Bệnh gút là gì?

Bệnh gút (gout), hay còn gọi là thống phong, là một dạng rối loạn chuyển hóa nhân purin xảy ra ở thận. Điều này khiến thận bị suy yếu và không thể đào thải acid uric trong máu mà khiến chúng tích tụ tại các khớp. Khi này, các khớp sẽ bị viêm và xuất hiện các cơn đau đột ngột, dữ dội tại các khớp ngón chân, ngón tay, đầu gối, các khớp bị sưng đỏ, thậm chí khó khăn đi lại do đau.

bệnh gút, benh gut, bệnh gút là gì, benh gut la gi, triệu chứng của bệnh gút, trieu chung cua benh gut, cách trị bệnh gút dứt điểm, cach tri benh gut dut diem

 

Theo thống kê, khoảng 35% dân số Việt Nam đang phải sống chung với bệnh viêm khớp, trong đó có cả bệnh gút. Trong thời đại ngày nay, bệnh gút không chỉ chủ yếu xảy ra ở đàn ông mà tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh ngày càng cao, đặc biệt đối với những phụ nữ đã mãn kinh. Bệnh gút nếu để về lâu dài không chữa trị, bệnh gút có thể để lại nhiều biến chứng nếu không sớm thăm khám và điều trị.

Triệu chứng của bệnh gút

Ở giai đoạn đầu, mặc dù nồng độ acid uric trong máu tăng nhưng các triệu chứng tăng acid uric máu vẫn chưa xuất hiện. Theo thời gian, khi nồng độ này tăng cao thì các triệu chứng của bệnh gút mới bắt đầu xuất hiện như sau:

bệnh gút, benh gut, bệnh gút là gì, benh gut la gi, triệu chứng của bệnh gút, trieu chung cua benh gut, cách trị bệnh gút dứt điểm, cach tri benh gut dut diem

Đau khớp dữ dội

Cảm giác đau xảy ra chủ yếu với tần suất cao ở khớp ngón chân cái, mắt cá chân, đầu gối, khuỷu tay và cổ tay. Tần suất đau xảy ra ít hơn ở các khớp ở háng, vai và vùng chậu.

Đau âm ỉ, kéo dài

Sau khi bị đau dữ dội của đợt cấp, bệnh nhân sẽ bất đầu có biểu hiện đau âm ỉ kéo dài vài ngày hoặc vài tuần, tần suất cơn đau giữa các lần sẽ nhanh hơn, đau hơn và kéo dài hơn lần trước.

Viêm và tấy đỏ

Khi bị bệnh gút, bệnh nhân có thể sẽ nhận thấy các khớp bị ảnh hưởng và trở nên sưng, mềm, nóng và đỏ.

Giới hạn phạm vi hoạt động khớp

Cũng như các bệnh viêm khớp khác, khi bệnh gút tiến triển, bệnh nhân sẽ không thể cử động khớp bình thường, gặp khó khăn trong việc đi lại.

Các đối tượng có nguy cơ bị gút

Mặc dù nói rằng bất kì đối tượng nào cũng có thể mắc bệnh gút, nhưng các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh gút có thể kể đến như sau:

Nam giới sau tuổi 40

Theo nghiên cứu thống kê, hơn 80% người bị bệnh gút là nam giới từ 40 tuổi trở lên. Nguyên nhân là do nam giới ở độ tuổi này thường không có chế độ sinh hoạt lành mạnh, thường xuyên lạm dụng rượu bia, thuốc lá trong thời gian dài, tiêu thụ nhiều đạm động vật trong khẩu phần ăn.

Phụ nữ ở tuổi mãn kinh

Ở tuổi mãn kinh, phụ nữ sẽ bị rối loạn nội tiết tố, rối loạn estrogen – loại hormon chính giúp bài tiết acid uric từ thận ra ngoài. Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh gút ở phụ nữ ít hơn so với đàn ông nhưng nếu lối sống không lành mạnh thì vẫn dễ mắc bệnh. 

Di truyền

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có trên 5 loại gen di truyền liên quan đến nguyên nhân gây bệnh gút. Người ta đã thống kê được rằng, người có tiền sử gia đình bị bệnh gút sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường.

Lối sống không lành mạnh

bệnh gút, benh gut, bệnh gút là gì, benh gut la gi, triệu chứng của bệnh gút, trieu chung cua benh gut, cách trị bệnh gút dứt điểm, cach tri benh gut dut diem

Như đã nói ở trên, cho dù không nằm trong những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao, nhưng nếu lạm dụng rượu bia và các chất kích thích thì vẫn sẽ tăng nguy cơ bị bệnh gút. Nguyên nhân là do các chất kích thích sẽ cản trở việc loại bỏ acid uric ra khỏi cơ thể.

Đang sử dụng thuốc

Có một loại thuốc có thể làm tăng nồng độ acid uric trong cơ thể như: thuốc lợi tiểu, thuốc có chứa salicylate… Vì thế, các loại thuốc này cần được sử dụng heo đúng chỉ định của bác sĩ.

Thừa cân, béo phì

Thừa cân, béo phì cũng khiến nguy cơ mắc bệnh tăng cao hơn vì nhiều mô cơ thể luân chuyển đồng nghĩa với việc cơ thể sẽ sản xuất nhiều acid uric hơn. 

Các vấn đề sức khỏe khác

Các bệnh khác như tăng huyết áp, tiểu đường, suy thận,… cũng có thể dẫn đến bệnh gút. Chẳng hạn như suy thận và các bệnh lý về thận làm giảm khả năng loại bỏ các chất thải của cơ thể, dẫn đến nồng độ acid uric trong cơ thể tăng cao. 

Nguyên nhân gây bệnh gút

Chỉ số acid uric trong máu được xem là bình thường đối với nam giới là 210 – 420 umol/L và đối với nữ giới là 150 – 350 umol/L. Các nguyên nhân dẫn đến bệnh gút có thể do thận không thải được acid uric, do cơ thể tạo ra quá nhiều acid uric, do bất thường trong chu trình tạo ra acid uric.

Ngoài ra, để tiêu hóa Purine – chất dinh dưỡng tồn tại nhiều trong thực phẩm như nhóm thịt, cá, hải sản… thì cơ thể chúng ta sẽ cần acid uric. Điều này đồng nghĩa rằng nếu tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa purine thì việc sản sinh acid uric sẽ bị dư thừa.

Nguyên nhân nguyên phát (vô căn)

Nguyên nhân nguyên phát thường chiếm đa số các trường hợp bị bệnh gút vì căn bệnh này thường liên quan đến yếu tố di truyền và cơ địa mỗi người. Bệnh gút vô căn xảy ra do acid uric tăng quá mức trong quá trình tổng hợp purine nội sinh. 

Nguyên nhân thứ phát

Có một số bệnh về máu là tăng acid uric máu như bệnh đa hồng cầu, sarcome hạch, đau tủy xương, leucemie kinh thể tủy, hodgkin, hoặc do quá trình sử dụng thuốc khi điều trị bệnh lý ác tính như ung thư.

Phương pháp điều trị bệnh gout

Cách trị bệnh gút dứt điểm trong thời gian ngắn là hoàn toàn không có. Thông thường cách điều trị bệnh gút là giảm các triệu chứng của bệnh bằng cách kiểm soát các đợt bùng phát bằng các cách sau:

  • Liệu pháp phẫu thuật nội soi khớp: áp dụng khi khớp bị viêm kéo dài. Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bớt bao hoạt dịch của khớp hoặc thay khớp bằng khớp nhân tạo đối với khớp bị hư hoàn toàn.
  • Một số loại thuốc có tác dụng giảm đau và viêm giúp ngăn ngừa được các cơn đau và ức chế sự hình thành acid uric, các thuốc kháng viêm không steroid được bác sĩ chỉ định.
  • Đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế các loại thực phẩm có hàm lượng purine cao như nội tạng động vật, hải sản,… Việc bỏ thuốc lá, kiêng rượu bia và các chất kích thích là cần thiết.
  • Nên tập luyện thể thao, nếu trong tình trạng thừa cân, béo phì thì cần giảm cân.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày.

bệnh gút, benh gut, bệnh gút là gì, benh gut la gi, triệu chứng của bệnh gút, trieu chung cua benh gut, cách trị bệnh gút dứt điểm, cach tri benh gut dut diem

  • Có thể giúp giảm sưng, đau và viêm hiệu quả bằng túi chườm lạnh.
  • Thực hiện thăm khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ.
  • Giảm căng thẳng, hạn chế bị stress để hạn chế các đợt bùng phát bệnh.

Cách phòng ngừa bệnh gút

Cách phòng ngừa bệnh gút hiệu quả nhất là cần thực hiện các xét nghiệm thăm khám tổng quát sức khỏe định kỳ nếu có người thân bị bệnh gút. Ngoài ra cũng cần lưu ý các vấn đề sau:

Kiểm soát cân nặng

Như đã nói ở trên, cân nặng có ảnh hưởng đến tiến triển của bệnh, người có thể trạng béo phì dễ mắc bệnh hơn người có thể trạng cân đối. Tình trạng cân nặng hợp lý cũng giúp giảm sự tăng acid uric và giảm sức ép lên các khớp. 

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Ưu tiên hàng đầu là hạn chế thực phẩm chứa nhiều purine, tiếp đến là bia, rượu mạnh, các loại nước có gas. Song song với đó, cần bổ sung đủ nước và chất xơ, nguồn protein từ đậu, trứng, sữa.

Lối sống lành mạnh

bệnh gút, benh gut, bệnh gút là gì, benh gut la gi, triệu chứng của bệnh gút, trieu chung cua benh gut, cách trị bệnh gút dứt điểm, cach tri benh gut dut diem

Nên tăng cường tập thể dục và tham gia các hoạt động ngoài trời. Chủ động khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng để phát hiện bệnh sớm và điều trị.

Nếu bạn có các thắc mắc khác liên quan đến các bệnh lý nha khoa, đừng ngần ngại mà hãy gọi vào Hotline của nha khoa My Aris – nha khoa được hàng nghìn khách hàng và nghệ sĩ tin tưởng – để được tư vấn nhé!

Jane Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Social

0FansLike
3,912FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
- Advertisement -spot_img

Bài viết phổ biến