Bệnh gout (thường gọi là bệnh gút) là bệnh liên quan đến vấn đề về xương khớp. Hiện nay, độ tuổi mắc bệnh này rất cao vào độ tuổi 30 trở lên. Tuy nhiên, theo thống kê hiện nay xu hướng mắc bệnh ngày càng gia tăng và dấu hiệu trẻ hóa. Vậy bệnh gút là bệnh gì? Nên kiêng ăn gì nếu không may mắc bệnh này? Cùng Kiến Thức Răng Sứ tìm hiểu và phương pháp phòng chống bệnh này nhé!
1. Bệnh gút là bệnh gì?
Bệnh gút là một dạng bệnh về viêm khớp, tại các khớp xương gây sưng đỏ, đau dữ dội tại các khớp trên cơ thể như: ngón tay, khuỷu tay, bàn tay, cổ tay, ngón chân, mắt cá chân. Bệnh này có khả năng tái phát rất cao và gây ra nhiều đau đớn.
Theo các chuyên gia đã kết luận rằng: “Tỷ lệ nam giới mắc bệnh gút cao hơn nữ giới, đặc biệt từ 30 tuổi trở đi”. Bệnh gút thường gây ra các cơn đau kéo dài, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân. Tuy nhiên, đối với bệnh này bạn cần có phương pháp điều trị hợp lý để ngăn ngừa tái phát nếu có, đặc biệt có lối sống lành mạnh để bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm.
2. Nguyên nhân và biểu hiện khi xuất hiện về bệnh gút
Bệnh gút có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi nào và đặc biệt không phân biệt tuổi tác và giới tính. Tuy nhiên, nam giới từ 30 – 50 tuổi và phụ nữ trong giai đoạn sau mãn kinh thường mắc bệnh này nhiều hơn. Và ít xảy ra ở người trẻ và trẻ em.
2.1. Nguyên nhân
Bạn có bao giờ tự đặt câu hỏi: “Yếu tố nào dẫn đến nguy cơ gây bệnh không?” trong các bữa ăn hằng ngày không. Và những yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh gút:
- Ăn quá nhiều đạm và hải sản
- Sử dụng chất kích thích, đặc biệt là bia sử dụng trong thời gian dài.
- Béo phì dẫn đến tăng cân quá mức
- Trong gia đình có tiền sử bị bệnh gout (thường theo gen di truyền)
- Tăng huyết áp, mất nước
- Chức năng thận bất thường.
- Bệnh nhện từng có bệnh nền như đái tháo đường, suy giảm chức năng thận, bệnh tim,…
2.2. Biểu hiện của triệu chứng của bệnh gút
Khi có các biểu hiện mắc bệnh cần phải đến ngay bác sĩ để được thăm khám và xét nghiệm lâm sàng để có kết quả chẩn đoán chính xác. Đặc biệt khi có các dấu hiệu dưới đây cần đến bệnh viện để thăm khám:
- Xuất hiện cơn đau dữ dội, khiến người bệnh khó chịu. Cơn đau nhức luôn về đêm làm ảnh hưởng đến chất lượng của giấc ngủ.
- Tại các vị trí khớp có dấu hiệu sưng đỏ, viêm, cảm giác nóng ở vị trí xung quanh. Đặc biệt, khi chạm tay vào vị trí đó có cảm giác đau nhức.
- Khả năng vận động và nhất là việc đi lại bị hạn chế.
- Các cơn đau thường kéo dài từ 5 – 7 ngày sau đó giảm dần khi hết cơn đau thì khớp hoạt động lại bình thường.
- Sốt nhẹ, kèm theo ớn lạnh. Tình trạng sức khỏe yếu hơn so với ngày thường.
3. Các phương pháp điều trị bệnh gút hiện nay
Nếu bạn không phát hiện và điều trị sớm, thì bệnh sẽ ngày càng phát triển nặng. Vì thế, khi có dấu hiệu đau nhức giữa các khớp xương bạn cần đến bệnh viện đề khám và chữa bệnh.
3.1. Sử dụng thuốc để điều trị
Là phương pháp điều trị bằng thuốc và cần điều trị theo toa thuốc của bác sĩ. Tùy vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ khác nhau, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp với bệnh nhân. Tuy nhiên, trước khi bác sĩ kê đơn bạn hãy trình bày rõ các thuốc mà bạn dị ứng (nếu có) đế bác sĩ biết và đưa ra toa thuốc phù hợp.
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh không tự ý “cắt” liều hoặc tự ý thay đổi đơn thuốc.
3.2. Thiết lập chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý
Bên cạnh điều trị bằng thuốc, bệnh nhân cần kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh để ngăn ngừa đẩy lùi bệnh tái phát
Các thực phẩm cần kiêng trong quá trình điều trị bệnh gút:
- Tránh các chất có nhiều đạm như nội tạng động vật, hải sản,…
- Hạn chế không sử dụng chất kích thích đặc biệt là bia, rượu, cần giảm cân, tập thể dục thường xuyên.
- Bổ sung nước từ 2 – 2,5 lít nước cho cơ thể mỗi ngày.
- Tránh dùng những thực phẩm rau củ quả và các loại đậu có hàm lượng purin cao: đậu lăng, đậu đen, đậu phộng, đậu hà lan,…
Song, người bệnh cần có chế độ nghỉ ngơi phù hợp, tránh stress và làm việc quá sức nhất là vận động quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến quá trình trị liệu.
4. Top 4 những thực phẩm người bệnh gút nên ăn gì?
Những thực phẩm, đồ uống phải kiêng theo chỉ định của bác sĩ. Bạn cũng nên bổ sung những thực phẩm dưới đây để cân bằng cho cơ thể:
4.1. Thực phẩm giàu Vitamin C
Vai trò vitamin C trong cơ thể đóng vai trò trong quá trình giảm nồng độ axit uric trong máu, kháng viêm, đặc biệt chống oxy hóa và sức bền cho thành mạch. Nên ăn những loại quả như ổi, dứa, ớt chuông, súp lơ.
Lưu ý hãy sử dụng vitamin C vừa đúng, nếu vitamin C quá nhiều sẽ hình thành sỏi và giảm quá trình đào thải axit uric. Những loại quả có hàm lượng vitamin C cao như tắc, bưởi, chanh,…
4.2. Thịt trắng
Thịt trắng có trong cá sông, thịt gà,… vì chứa rất ít hàm lượng purin trong thịt. Rất tốt cho người bệnh gút, có tác dụng chống quá trình của axit uric do bệnh gút gây ra.
4.3. Rau củ và ngũ cốc
Rau củ là một trong những loại thực phẩm rất tốt cho những bệnh nhân đang điều trị bệnh gút. Nên bổ sung các loại rau trong các thực đơn hằng ngày trong bữa ăn gia đình: rau ngót, cải xanh, khoai tây, đậu hà lan,….
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng ngũ cốc nguyên cám như yến mạch, gạo lứt, lúa mạch,… vì ngũ cốc chứa nhiều chất xơ, giúp ức chế tình trạng các khớp bị viêm do bệnh gút gây ra.
4.4. Uống nhiều nước
Nạp đủ nước cho cơ thể từ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày.
Qua bài viết này, hy vọng bạn có thông tin hữu ích cách điều trị và những thực phẩm mà bệnh nhân có thể nên ăn và kiêng. Vì vậy, hãy cân bằng chế độ ăn uống thì việc điều trị bệnh gút sẽ đạt hiệu quả cao.