Trong xã hội hiện đại, hầu hết mọi người đều than phiền về trí nhớ của mình mà chúng ta không những thấy ở người lớn tuổi và còn rất nhiều trẻ cũng gặp phải. Vì vậy, khi đối mặt với triệu chứng mất trí nhớ hoặc những trường hợp mất trí nhớ nghiêm trọng. Nên người bệnh cần được thăm khám, phát hiện và chữa trị càng sớm càng tốt. Cùng My Auris tìm hiểu về bệnh chứng suy giảm trí nhớ.
1. Vì sao lại có hội chứng suy giảm trí nhớ
Thông thường có hai loại trí nhớ: Trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn. Đều trải qua 3 quá trình nhận thức chủ yếu: ghi nhận thông tin, lưu trữ thông tin và tìm kiếm – truy xuất thông tin. Vì vậy, khi bạn rơi vào trạng thái mất trí nhớ rất có thể xảy ra ở bất ký giai đoạn một trong 3 tiến trình đó.
Bên cạnh đó, theo thời gian não cũng trải qua quá trình lão hóa. Thường khiến người bệnh có tốc độ suy nghĩ chậm, thường quên sự việc xảy ra dù vẫn nhớ các sự việc đã rất lâu trong quá khứ.
2. Bệnh suy giảm trí nhớ ở người già
Suy giảm trí nhớ ở người già có rất nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu phải kể đến 2 nguyên nhân chủ yếu như:
- Do tuổi tác: Do sự lão hóa và suy giảm chức năng của các cơ quan trong cơ thể khiến não bộ rối loạn phản xạ xảy ra như ghi nhớ, tập trung, tư duy.. Nguyên nhân do neuron thần kinh bị lão hóa. Vì vậy, nếu người bệnh không được giám sát, khơi gọi thường xuyên sẽ dễ rơi vào trạng thái lãng quên hoàn toàn.
- Do bệnh tật: Suy giảm trí nhớ là những người bệnh từng mắc các bệnh lý như chấn thương sọ não, viêm não, bệnh ALzheimer, tai biến mạch máu não,.. Triệu chứng này sẽ càng nghiêm trọng hơn khi người bệnh cao tuổi. Khi đó, bệnh nhân có thể mất trí nhớ tạm thời, quên nhanh và không thể nhớ lại những sự việc vừa mới xảy ra.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cải thiện bệnh mất trí nhớ cho người cao tuổi bằng cách cải thiện chế độ ăn uống đầy đủ và thực phẩm chức năng hỗ trợ cho não bộ. Tuy nhiên, bạn cũng cần giám sát và hỗ trợ người cao tuổi trong những công việc hằng ngày nhé!
3. Bệnh suy giảm trí nhớ cho người trẻ tuổi
Nguyên nhân suy giảm trí nhớ ở người trẻ là do tác động các gốc tự do, được sinh ra trong quá trình chuyển hóa bình thường của cơ thể hằng ngày. Bên cạnh đó, việc giảm trí nhớ có thể còn ảnh hưởng đến cơ thể do tiêu thụ các loại thức ăn nhanh (fastfood), thức ăn nhiều năng lượng, các chất kích thích hoặc đang ở trạng thái stress, mất ngủ,..Hay cũng kể đến não bộ từng bị tổn thương và gây ra chứng suy giảm trí nhớ ở người trẻ.
Một số nguyên nhân chủ yếu làm ảnh hưởng đến bệnh suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi:
- Do trầm cảm và stress: Đa phần giới trẻ thường áp lực bởi công việc, học hành,.. nên dễ dẫn đến tình trạng bị stress. Thân kinh căng thẳng khiến bạn không thể tập trung vào trong công việc, dẫn đến vấn đề giải quyết chậm chạp. Lâu dần làm não bộ suy giảm chức năng và trí nhớ sa sút dần.
- Rối loạn giấc ngủ: Giấc ngủ là trạng thái cơ thể nghỉ ngơi và tái tạo lại năng lượng. Đặc biệt, giấc ngủ là cũng là cách để các cơ quan hoạt động trong quá trình đào thải. Vì vậy, bạn cần phải đảm bảo giấc ngủ trung bình từ 7 – 8 tiếng để chất lượng ngủ đủ sâu.
- Công việc quá tải: Khi cơ thể làm cùng nhiều việc cùng một lúc khiến tình trạng suy giảm trí nhớ ở người trẻ. Vì vậy, cách tốt nhất bạn nên làm một việc ở một thời điểm nhất định, sắp xếp công việc hợp lý.
- Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt: Dinh dưỡng cũng chỉ không thể thiếu cho một bộ não khỏe mạnh. Như các vấn đề thiếu máu do thiếu sắt khiến chúng ta làm mệt mỏi, da dẻ xanh xao ảnh hưởng với các áp lực trong cuộc sống cũng có thể dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ ở người trẻ.
Bên cạnh đó, bạn cần kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm giúp phát hiện sớm bệnh tật. Từ đó, để bạn có kế hoạch điều trị để đạt kết quả tối ưu.
4. Cách điều trị bệnh suy giảm trí nhớ
4.1. Đối với người già
Bệnh mất trí nhớ ở người già có thể được cải thiện bằng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất. Một chế độ ăn uống của bệnh nhân suy giảm trí nhớ cần tuân thủ những điều sau:
- Người bệnh cần hạn chế ăn nhiều mỡ động vật bão hòa nhiều cholesterol như nội tạng, thịt mỡ,…Thay vào đó bạn nên bổ sung các chất béo có lượng 25% tổng nhu cầu năng lượng hằng ngày dưới dạng omega – 3 có rất nhiều trong các loại cá nhằm giúp tế bào não chống lão hóa.
- Tăng cường các loại rau và hoa quả sẫm màu để chống lại sự lão hóa não.
- Sử dụng các sản phẩm bổ sung các chất dinh dưỡng:
- Folate và vitamin B12: giúp giảm Homocysteine – chất gia tăng nguy cơ Alzheimer và các bệnh liên quan đến tim mạch.
- Vitamin C và E: Chất chống oxy hóa chống sự giải phóng tế bào gốc tự do, làm tế bào não bị tổn thương.
- Axit Folic: giảm các chứng viêm và cải thiện lưu lượng máu đến não, từ đó cải thiện trí nhớ.
4.2. Đối với người trẻ
Khi tình trạng suy giảm trí nhớ ở người trẻ chưa diễn ra thật sự nghiêm trọng cần có biện pháp điều trị từ sớm, ngăn ngừa diễn biến nặng hơn. Quan trọng hơn hết vẫn là thay đổi thói quen ăn uống lành mạnh:
- Tập thể dục, thể thao: giúp thúc đẩy hệ tuần hoàn, hô hấp, tăng cường oxy hóa và dinh dưỡng cho não bộ.
- Hạn chế các nguy cơ gây căng thẳng, stress: Bạn có thể thiền, yoga giúp cải thiện tâm trạng. Các hoạt động thể chất nhẹ nhàng giúp lưu thông tuần hoàn máu trong cơ thể, đặc biệt là máu nuôi não bộ và giúp hệ thần kinh hoạt động tốt hơn.
- Chế độ ăn uống hợp lý: Hạn chế những thực phẩm nhiều Carbohydrates và đường, chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có gas,..
- Rèn luyện trí nhớ bằng các trò chơi trí tuệ 15 – 30 phút mỗi ngày thay vì lãng phí quá nhiều thời gian trên mạng xã hội.
Hy vọng qua bài viết này giúp bạn tìm ra phương pháp tập luyện và chế độ ăn uống phù hợp với chính mình nhằm cải thiện được trí nhớ.Đối với người lớn tuổi, người thân nên chăm sóc và giám sát, chế độ ăn phù hợp.
Kim Dung