Chăm sóc nha chu bao gồm các vấn đề như chế độ ăn uống, cách chăm sóc trước và sau khi điều trị nha chu đều rất cần thiết để bệnh nhanh chóng khỏi.
Viêm nha chu là bệnh gì?
Trước khi tìm hiểu cách chăm sóc nha chu như thế nào cho hiệu quả, chúng ta cần biết bệnh viêm nha chu là bệnh như thế nào. Nha chu là tổ chức xung quanh răng có chức năng chống đỡ, lưu giữ răng trong xương hàm bao gồm: xương ổ răng, dây chằng và nướu răng. Bệnh viêm nha chu (Periodontitis) là bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng tổ chức này làm tổn thương mô mềm và phá hủy xương xung quanh răng, khiến chân răng chị lỏng dễ dẫn đến mất răng.
Theo thống kê, nếu ngoại trừ sâu răng, thì viêm nha chu có mức độ phổ biến đứng đầu trong các bệnh nha khoa hiện nay. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng vfi viêm nha chu vẫn có thể điều trị được và có cách phòng ngừa.
Dấu hiệu bị viêm nha chu
Khi quan sát thấy tình trạng răng miệng của mình đang có một vài dấu hiệu sau, có thể là bạn đang bị viêm nha chu và cần đến nha khoa để được điều trị đúng cách:
- Lợi bị viêm, sưng phồng.
- Lợi bị chảy máu khi đánh răng hay khi ăn nhai.
- Lợi dễ bị chảy máu.
- Lợi có màu đỏ sậm.
- Có nhiều mảng bám trên rãnh lợi, kẽ răng.
- Có vôi răng đóng ở cổ răng
- Hơi thở có mùi hôi.
- Có mủ chảy ra khi ấn vào nướu.
- Bị lung lay một hay nhiều răng.
- Răng bị di lệch khiến khoảng cách giữa các răng bị thưa
- Nướu không bao chặt răng, làm cho răng trông dài hơn bình thường
- Có khoảng trống mới phát triển giữa răng và nướu
- Cảm thấy đau khi ăn nhai
- Dễ bị giắt thức ăn khi ăn, nhai.
Các loại bệnh viêm nha chu phổ biến
Thực tế, bệnh viêm nha chu có nhiều loại khác nhau và dưới đây là 3 loại viêm nha chu phổ biến:
- Viêm nha chu mãn tính
Mặc dù trẻ em cũng có thể bị bệnh này nhưng thường phổ biến hơn ở người lớn. Với loại bệnh này, sự tích tụ mảng bám trong thời gian dài sẽ gây ra sự phá hủy nướu và xương, dẫn đến bị mất răng nếu không được điều trị.
- Viêm nha chu tấn công
Loại viêm nha chu này thường bắt đầu diễn ra lúc còn nhỏ tuổi hoặc thời gian đầu của tuổi trưởng thành. Nếu không được điều trị sớm, bệnh này có xu hướng dẫn đến mất xương và mất răng nhanh chóng.
- Viêm nha chu hoại tử
Loại này thường xảy ra đối với những người bị suy giảm hệ miễn dịch như nhiễm HIV, đang trong quá trình điều trị ung thư hoặc bị suy dinh dưỡng. Mức độ viêm nha chu này khả năng cao sẽ dẫn đến hoại tử và nhiễm trùng nặng.
Diễn biến của bệnh viêm nha chu
Bệnh viêm nha chu thường diễn biến rất thầm lặng nên khiến người bệnh ít chú ý để đi khám. Để rồi khi không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nặng nề, đặc biệt là đối với những người lớn tuổi. Dưới đây là các giai đoạn chính của bệnh viêm nha chu giúp bạn có thể theo dõi chsinh xác hơn tình trạng răng miệng của mình:
- Giai đoạn 1: Viêm nướu
Viêm nướu là giai đoạn đầu tiên của bệnh viêm nha chu. Khi này, tình trạng viêm nha chu còn nhẹ, nên chưa có dấu hiệu quá rõ ràng hay gây ảnh hưởng đến ổ xương răng, chân răng vẫn còn cững chắc. Tuy nhiên, vì lợi bị kích ứng nên nếu quan sát kĩ qua gương thì bạn có thể thấy lợi bị tấy đỏ.
- Giai đoạn 2: Viêm nha chu
Khi này, tình trạng nhiễm trùng sẽ bắt đầu lan rộng đến phần xương và các mô nâng đỡ, các mô liên kết bắt đầu lỏng lẻo làm răng bị lung lay, hình thành các ổ nha chu. Trong trường hợp không điều trị thì sẽ hình thành túi nha chu chứa vi khuẩn và mủ, làm lợi bị viêm sưng phồng, dễ chảy máu khi đánh răng, ăn nhai.
- Giai đoạn 3: Viêm nha chu nặng
Đây là giai đoạn viêm nha chu đã phát triển nặng với các ổ nha chu tiếp tục ăn sâu. Ngoài ra, các mô nâng đỡ cũng bị hư hại nặng, gây suy giảm khả năng ăn nhai, xương ổ răng bị phá hủy, tụt lợi, răng yếu dần và bị rụng đi.
Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm nha chu
Những người nằm trong các nhóm sau thường có nguy cơ mắc bệnh viêm nha chu cao hơn người khác:
- Bị viêm nướu.
- Chăm sóc răng miệng kém.
- Hút thuốc lá.
- Người lớn tuổi.
- Phụ nữ đang trong giai đoạn thay đổi nội tiết tố lúc mang thai hoặc mãn kinh.
- Người lạm dụng chất gây nghiện.
- Người có thể trạng béo phì.
- Di truyền theo gia đình.
- Sử dụng một số loại thuốc gây khô miệng, ảnh hưởng đến nướu.
- Bị suy giảm hệ miễn dịch khi bị bệnh bạch cầu, HIV/AIDS và trong quá trình điều trị ung thư.
- Mắc bệnh tiểu đường, viêm khớp dạng thấp và bệnh Crohn.
Tất cả các trường hợp này đều cần chăm sóc nha chu kĩ lưỡng dù khi mới phát hiện bệnh hay trong quá trình điều trị để bệnh vừa không để lại biến chứng vừa nhanh khỏi.
Cách chăm sóc nha chu hiệu quả
Chế độ ăn uống cho người bị viêm nha chu
Vấn đề đầu tiên trong các phương pháp chăm sóc nha chu chính là chế độ ăn uống. Bên cạnh việc tuân theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, bạn cũng nên thay đổi chế độ dinh dưỡng trong việc ăn uống hằng ngày sao cho khoa học. Một số gợi ý cho việc xây dựng thực đơn hằng ngày:
- Bổ sung các loại hạt giàu omega 3 trong thực đơn. Các loại hạt giàu omega 3 thường gặp là hạt óc chó, hạt lanh, hạt bí ngô, hạt chia, đậu nành, đậu phộng,…
- Ăn các loại cá biển có chứa hàm lượng lớn omega 3 như cá thu, cá trích, cá mòi, cá cơm, cá hồi, dầu gan cá tuyết vì chúng có tác dụng chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch rất tốt.
- Bổ sung thịt bò, thịt gà và ớt chuông vào thực đơn để cung cấp cho răng các dưỡng chất cần thiết, trở nên chắc khỏe hơn.
- Hạn chế sử dụng các loại thức ăn, nước uống có màu sậm như nước ngọt có gas.
Lưu ý trước khi điều trị viêm nha chu
Khi bạn phát hiện mình có dấu hiệu bị viêm nha chu, một số cách chăm sóc nha chu sau đây bạn cũng cần thực hiện tại nhà khi chưa thể đến ngày nha khoa để điều trị:
- Có chế độ ăn uống khoa học: Ăn nhiều rau xanh, hoa quả; Hạn chế các món ăn có màu sậm.
- Cần đánh răng, súc miệng và dùng chỉ nha khoa một cách kỹ lưỡng sau khi ăn.
- Không dùng các chất kích thích như rượu, bia, hút thuốc lá.
Lưu ý sau khi điều trị viêm nha chu
Việc chăm sóc nha chu cũng rất cần thiết sau khi bạn đã đến nha khoa để được bác sĩ chuyên khoa điều trị bệnh. Bên cạnh việc tuân theo các lời khuyên của bác sĩ, một số điều sau đây bạn cũng nên lưu ý:
- Nếu cảm thấy vết thương bị quá đau hoặc chảy máu nhiều, liên tục sau khi điều trị xong, bạn hãy đến gặp nha sĩ để được kiểm tra lại và xử lý các tình trạng này.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt lại một cách khoa học hơn.
- Trong 2 – 3 ngày đầu sau khi điều trị, bạn không nên ăn hoặc uống các món quá lạnh hoặc quá nóng. Thay vào đó, hãy ăn các món ăn mềm hoặc lỏng cho đến khi vết thương được lành hẳn.
- Cần phải cẩn thận và tỉ mỉ trong quá trình đánh răng, tuyệt đối không được chải răng quá mạnh vào vết thương mới được điều trị vì dễ gây chảy máu.
Trên đây nha khoa My Auris đã giúp bạn giải đáp về các cách chăm sóc nha chu hiệu quả cũng như cho bạn biết thêm một số thông tin về căn bệnh viêm nha chu này. Nếu bạn đang có dấu hiệu bị viêm nha chu, bạn có thể đến ngay nha khoa My Auris để được tư vấn, khám tổng quát, điều trị và chăm sóc sau điều trị theo quy trình chuẩn quốc tế WTS.
Jane Nguyễn